Mách bạn: bí quyết chăm sóc lông chó khoẻ đẹp từ A đến Z

Bộ lông óng mượt hay thô xấu tiết lộ rất nhiều về sức khoẻ chú chó của bạn. Hãy đọc bài viết sau đây để nắm bắt các bí quyết chăm sóc lông chó chuẩn đẹp nhất nhé.

Sở hữu một chú chó với bộ lông óng ả mượt mà có lẽ là một niềm tự hào lớn đối với chủ nhân. Không những thế, một bộ lông thật đẹp cũng cho thấy loài chó đang ở trạng thái sức khỏe rất tốt và được chăm sóc đúng cách. Vậy làm thế nào để chăm sóc lông chó đúng cách? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

1. Vì sao cần phải chăm sóc lông chó?

Lý do để chủ nhân thật sự cần quan tâm thật nhiều đến việc chăm sóc lông chó là vì việc này không những giúp chải chuốt lại vẻ ngoài cho các chú chó, mà còn giúp chúng có bộ lông mềm mượt, óng ả, ít bị rụng hoặc tránh các hiện tượng bệnh lý về viêm da. 

Đặc biệt trong những lúc thời tiết nắng nóng, bạn hãy chú ý chăm sóc lông chó và tỉa gọn gàng cho chúng. Những chú chó có bộ lông quá dày, nhất là lông ở gan bàn chân dày sẽ làm giảm hoạt động thoát nhiệt của chúng. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tăng cao thân nhiệt và dễ nhiễm bệnh khi trời nóng của chó.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thú cưng dễ xảy ra các bệnh lý về da như ngứa ngáy, nổi sảy rát hoặc bị ký sinh trùng nếu lông bị bết hoặc bít tắc lỗ chân lông do quá dài.

Chăm sóc lông đúng cách giúp chú chó nhà bạn sở hữu bộ lông mềm mượt, óng ả, ít bị rụng hoặc tránh các hiện tượng bệnh lý về viêm da (ảnh: thucanh)

2. Nguyên nhân khiến cho lông chó xấu đi

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho lông chó xấu đi. Dưới đây sẽ là một số trường hợp mà người nuôi chó nên lưu ý.

2.1. Cách chăm sóc chưa đúng

Cách chăm sóc lông chó chưa đúng là nguyên nhân đầu tiên gây ra việc chó bị xơ, rối hay rụng lông,...Nếu chủ nhân không thường xuyên chải lông cho chó sẽ khiến da và lông chó xấu đi trông thấy. Bên cạnh đó, cũng gây ra tình trạng lông chó bị ố vàng do những khoảng lông cũ già đi và thay đổi màu, nhưng lại không thể rụng để được thay thế bằng lông mới.

Chăm sóc lông chó với việc tắm rửa đều đặn và đúng cách cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ chó vì điều này liên quan đến các vấn đề về vi khuẩn có lợi, ký sinh trùng trên da hoặc bệnh lý của da lông. Nếu chó được tắm quá ít sẽ làm cho lông dễ bị bết và vón cục.

2.2. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Có một sự thật rằng bộ lông của chó có tới 90% được tạo thành bởi đạm (protein). Chính vì vậy mà khi thiếu đi các dinh dưỡng cơ bản như protein và chất béo dạng Omega 3 hoặc Omega 6 sẽ gây nên tình trạng lông chó xấu, khô hay rụng khá nhiều hơn bình thường.

Ngoài ra, nếu chú chó bạn chăm sóc thiếu các loại vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ rất dễ bị rụng lông. Các vitamin cần thiết cho cơ thể chó và đặc biệt cho bộ lông óng mượt đó là Zn, Ca, các loại vitamin A, B,…Vậy nên, cần ưu tiên tạo dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp cho mỗi giống chó. Bạn có thể tham khảo các thông tin chính thống trên mạng hoặc hỏi ý kiến từ các chuyên gia thú y có chuyên môn. 

2.3. Khí hậu và những điều kiện ngoại cảnh khác

Trong việc chăm sóc lông chó, các vấn đề về thay đổi thời tiết, môi trường sống không đủ vệ sinh cũng là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về ghẻ lở ở chó. Ghẻ và bọ ve chó lâu ngày ăn sâu vào da làm cho chó thường xuyên ngứa ngáy khó chịu, rụng lông. Ngoài ra, bệnh ghẻ còn có thể truyền nhiễm giữa các chú chó ở nơi công cộng, hoặc khi chó mẹ bị ghẻ còn cho con bú sữa, chó con cũng dễ mắc ghẻ theo. 

2.4. Ký sinh trùng, nấm ngứa và vi khuẩn

Chó thật sự là một loài động vật nhiều năng lượng, thích nô đùa, nhất là ngoài thiên nhiên. Nhưng việc chúng lăn lộn vào các bụi rậm trên đường hay xuống các vũng nước ao tù bẩn có thể khiến cho nhiều loại vi khuẩn bám trên da chúng. Đó có thể là các con bọ chét, ve chó, rận… sống ký sinh trên cổ, gáy và ngực các chú chó. Chúng sẽ hút máu và làm sưng tấy, vảy gàu hoặc làm cho chó bị viêm da.

2.5. Các yếu tố di truyền và rối loạn cơ thể

Tính di truyền và nguồn gốc, giống loài của chó cũng phần nào ảnh hưởng đến việc lông chó bị xấu đi. Điển hình như giống chó Pug với bộ lông ngắn và da nhiều nếp gấp rất hay bị nhiễm nấm da, một số loại chó Collie, chó Bắc Kinh, chó Nhật cũng hay bị nấm da và rụng lông. 

 Bên cạnh đó, các chó già cũng có thể bị tình trạng rối loạn cơ thể, lười vận động, dẫn đến độ bám và chất lượng lông đều kém đi, chất dinh dưỡng khó hấp thu làm lông kém mượt và dễ gãy rụng. 

Giống chó Pug với bộ lông ngắn và da nhiều nếp gấp rất hay bị nhiễm nấm da (ảnh: tinhte)

3. Một số bí kíp chăm sóc giúp lông chó khỏe đẹp hơn

Chăm sóc lông chó là cả một quá trình kiên nhẫn và đầy yêu thương của người chủ nhân. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn đọc một số phương pháp chăm sóc lông chó đúng chuẩn.

3.1. Chải lông chó mỗi ngày

Tần suất chải lông cho chó lý tưởng nhất ít nhất là 3 ngày/lần, sẽ giúp chú chó sở hữu bộ lông mượt mà, chắc khỏe. Lưu ý khi chải lông cần chải khắp cơ thể và kèm theo mát xa cho chú chó tối thiểu 5 phút.

Khi bạn thường xuyên chải lông cho chó, lông chó sẽ được nuôi dưỡng tự nhiên từ lớp dầu được kích thích sản xuất dầu trên da. Bên cạnh đó cũng giúp chúng loại bỏ các tế bào chết, bổ sung năng lượng cho da chó cũng như đẩy mạnh sự tăng trưởng của nang lông.

Cuối cùng thì, chăm sóc lông chó cũng giúp chó loại bỏ được các lớp lông cũ và tái tạo lớp lông mới.

3.2. Tỉa lông chó hàng tháng

Tỉa lông chó (hay còn gọi là Grooming) là hình thức chăm sóc lông chó vô cùng hiệu quả. Lợi ích đầu tiên là việc này giúp cho các chú chó trở nên gọn gàng, xinh xắn, thậm chí là trở nên “thời thượng hơn. 

Hơn thế nữa, việc tỉa lông chó đều đặn hàng tháng giúp chủ nhân dễ dàng phát hiện các bệnh về viêm da, vi khuẩn, vi rút mới xuất hiện hoặc những thay đổi bất thường của cơ thể chú chó như: nổi hạch, bị sưng, bị nấm haowjc ký sinh trùng trú ẩn.

Tỉa lông chó giúp cho các chú chó trở nên gọn gàng, xinh xắn và “thời thượng” hơn (ảnh: dreampet)

3.3. Tắm rửa sạch sẽ

Tất nhiên rồi, việc tắm rửa sạch sẽ sẽ giúp bộ lông của các chú chó đẹp hơn, óng ả hơn, sách sẽ hơn. Nên tắm cho chó tối thiểu là 1 tháng/ lần, hoặc tốt nhất là 2 tuần/ lần để đảm bảo vệ sinh cho chúng. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý không nên tắm cho chúng quá thường xuyên sẽ gây khô da, lông bạc màu,...hoặc không sử dụng các sữa tắm không dành cho chó có thể quá mạnh với làn da và bộ lông của chúng.

3.4. Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Xây dựng một chế độ ăn uống dinh dưỡng, hợp lý là cách đơn giản nhất và cũng hiệu quả nhất để mang lại cho cún cưng một bộ lông chất lượng và mượt mà. Dưới đây là bốn món thức ăn có khả năng kỳ diệu nuôi dưỡng lông chó chắc đẹp và chuẩn màu mà bạn nên lưu ý.

Trứng

Trứng là một loại thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của lông chó. Nó có chứa nhiều protein và axit amin giúp nuôi dưỡng rất tốt cho lông chó. Các chú chó được ăn trứng sẽ có bộ lông  bóng mượt, khỏe khoắn và dày dặn. Với thành phần Zn trong trứng làm cho da tăng đàn hồi và thay lông hiệu quả. Trong quả trứng còn chứa nhiều vitamin như H, B7 hay biotin kích thích tốt làm khôi phục tế bào da và lông. 

Dừa

Dừa là thần dược cho bộ lông chó bởi vì nó chứa nhiều chất béo bão hòa, có đặc tính hoạt động như một chất chống viêm, giúp làm giảm sự phát triển của các loại vi khuẩn, trên cơ thể. Chủ nhân có thể cho chó ăn dừa hoặc sử dụng dầu dừa mát xa cho chó cũng giúp cho chúng sở hữu  một bộ lông bóng khoẻ tuyệt vời, dưỡng ẩm và khoá ẩm hiệu quả.

Dừa chứa nhiều chất béo bão hòa, có đặc tính hoạt động như một chất chống viêm, giúp làm giảm sự phát triển của các loại vi khuẩn, trên cơ thể (ảnh: thichthucung)

Gan động vật ăn cỏ

Thực phẩm gan động vật, nhất là của các loại động vật ăn cỏ đặc biệt tốt cho sức khoẻ lông của chó. Khi chăm sóc lông chó bằng loại thực phẩm này, nó có khả năng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho da và lông chó. Trong gan cũng chứa nhiều các chất như Ca, Zn, Phosphor, Omega-3 và Omega-6 rất lý tưởng cho sức khỏe của chó. Người chủ nên duy trì 1 tuần có 3 bữa cho chó ăn gan hoặc ăn pate làm từ gan để cung cấp chất bổ dưỡng cho chúng.

Da cá hồi còn vẩy

Nguồn Omega-3 tốt nhất tăng cường sức khỏe da và lông khi chúng ta chăm sóc lông chó chính là da cá hồi nấu chín. thực phẩm này cung cấp nhiều axit amin, protein dưới dạng peptide hoạt tính sinh học giúp ổn định cân bằng collagen và khoáng chất trong da và lông chó.

Da cá hồi còn vây nấu chín là một nguồn  Omega-3 cho sự phát triển của lông chó (ảnh: forza)

Khoai lang

Khoai lang sẽ giúp chó bổ sung thêm nhiều hàm lượng vitamin A và beta-carotene, cũng như vitamin E. Trong khoai lang cũng chứa nhiều Fe, Ca, folate, K, Cu và thiamine, các chất hỗ trợ cực kỳ tốt cho da và lông chó.

4. Một số lưu ý khi chăm sóc lông cho từng loại chó

Những giống chó khác nhau thường có những đặc điểm riêng biệt về bộ lông và mỗi bộ lông lại có những điểm cần lưu ý khi chăm sóc. Cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua mục này nhé.

4.1. Chó lông xù

Đối với các giống chó lông xù, chủ nhân cần lưu tâm đến việc phải thường xuyên chải chuốt cho chúng hơn, đồng thời, sử dụng những loại sữa tắm chuyên dụng giúp gỡ rối, giảm xù và cung cấp độ ẩm tối đa cho chúng.

Đối với các giống chó lông xù, chủ nhân cần lưu tâm đến việc thường xuyên chải chuốt cho chúng (ảnh: thichthucung)

4.2. Chó lông dày

Với các giống chó lông dày, bạn cần thường xuyên cắt tỉa lông cho chúng để bộ lông được thay mới, đồng thời cũng phát hiện những vấn đề về nấm mốc hay vi khuẩn trên da. Sử dụng cho chúng lược răng thưa để gỡ rối, sau đó mới chải vào nếp, thường xuyên chải lông để tránh lông vón cục, nhất là phần quanh cổ.

Với các giống chó lông dày, bạn cần thường xuyên cắt tỉa lông cho chúng để bộ lông được thay mới (ảnh: chotot)

4.3. Chó lông ngắn và ít lông

Đây là loại chó khá dễ chăm, chỉ cần chủ nhân bổ sung cho chúng đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và lựa chọn loại sữa tắm phù hợp cho chúng là có thể bảo vệ sức khỏe da và lông của chúng rồi.

Lời kết

Vậy là chúng ta đã cùng đi qua các bí quyết chăm sóc lông chó vô cùng cụ thể và chi tiết. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đọc đã có cho mình những hiểu biết thú vị và bổ ích trong việc bảo vệ và làm đẹp cho cún cưng của mình. Cảm ơn bạn đã đón đọc, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.

Bình luận