Tẩy giun định kỳ cho chó: Lịch trình chi tiết mà chủ nhân không thể bỏ qua

Giun sán ở chó chính là ký sinh trùng sống trong đường ruột, gây nên tác hại tiêu cực đối với sức khỏe của thú cưng. Đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và có thể được ngăn ngừa dễ dàng nếu chủ nhân biết cách tẩy giun sán định kỳ cho chó đúng cách.

Chủ nhân thân mến, liệu bạn có biết rằng giun sán là một trong những mối đe dọa âm thầm đối với sức khỏe của chó hay chưa? Chúng là một loại ký sinh trùng sống trong đường ruột, gây ra nhiều vấn đề như suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí có thể lây nhiễm sang con người. Thế nhưng, nhiều người nuôi chó vẫn còn chủ quan và thờ ơ với vấn đề này, họ cho rằng chỉ cần cố gắng chăm sóc chú chó thật tốt là đủ. Nhưng thực tế cho thấy rằng, nếu không được tẩy giun định kỳ và đúng cách, chó vẫn có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Vậy, việc tẩy giun định kỳ cho chó có tầm quan trọng như thế nào? Nên tẩy giun sán cho chó bao lâu một lần? Có điều gì cần lưu ý hay không? Beadoggo sẽ cùng bạn giải đáp tất thảy những thắc mắc ấy trong bài viết sau đây.

Giun sán ở chó là gì? Gồm những loại phổ biến nào?

Beadoggo muốn hỏi chủ nhân rằng: “Thế nào là một chú chó khỏe mạnh?”. Liệu có phải là một bé cún năng động, ăn khỏe, lông mượt và không có dấu hiệu bệnh tật? Nhưng bạn có biết rằng, ngay cả khi có đầy đủ những đặc điểm nêu trên, chúng vẫn có thể mang trong mình một mối nguy tên “giun sán” - Những ký sinh trùng gây hại mà bạn cần phải ngăn ngừa và loại bỏ. Vậy giun sán ở chó thực chất là gì và chúng gồm những loại nào phổ biến? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé

Giun sán ở chó là gì? 

Như chúng tôi đã đề cập, giun sán là một loại ký sinh trùng sống trong đường ruột, hút chất dinh dưỡng trong cơ thể chó để tồn tại và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe tiêu cực. Mặc dù không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời, chúng có thể sinh sôi nhanh chóng, gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác khiến cơ thể cún yêu suy kiệt nhanh chóng.

hình ảnh mô tả vòng đời ký sinh trùng giun sán ở chóGiun sán là một loại ký sinh trùng sống trong đường ruột, hút chất dinh dưỡng trong cơ thể chó

Một số loại giun sán phổ biến

Bạn biết không, giun sán không chỉ tồn tại dưới một hình thái mà bao gồm nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng lại mang đến mối nguy hại riêng đối với sức khỏe của chó, đòi hỏi chủ nhân phải có hiểu biết nhất định để có biện pháp phòng ngừa và bảo vệ thú cưng hiệu quả. Về cơ bản, chúng bao gồm những loại phổ biến như sau:

Giun đũa

Là loại ký sinh trùng phổ biến trên nhiều vật sống, giun đũa có kích thước khá dài, từ 10 – 20 cm, có màu trắng hoặc vàng nhạt. Chúng sống trong ruột, hút hết dinh dưỡng khiến chó gầy gò, bụng phình to, chậm lớn. Nguy hiểm hơn, ấu trùng giun đũa còn có thể di chuyển đến phổi, gây ho, viêm phổi, khó thở. Con đường lây nhiễm của loại ký sinh trùng này nhìn chung khá đơn giản, qua đất bẩn, những không gian chứa giun sán hoặc  từ chính sữa mẹ đối với chó con.

hình ảnh các loại giun sán thường gặp ở chóGiun đũa là loại ký sinh trùng phổ biến trên nhiều vật sống

Giun móc

So với giun đũa, giun móc có kích thước nhỏ hơn,  chỉ 1 – 2cm nhưng lại vô cùng nguy hiểm do miệng móc sắc nhọn bám vào ruột non và hút máu liên tục. Khi bị nhiễm giun móc, chó thường xuất hiện tình trạng thiếu máu nặng, niêm mạc nhợt nhạt, tiêu chảy máu. Đặc biệt, ấu trùng giun móc còn có thể xâm nhập qua da, gây ra tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy. Tương tự giun đũa, giun móc thường lây nhiễm qua môi trường chứa ký sinh trùng hoặc từ mẹ sang con.

Giun tóc

Giun tóc là loại ký sinh trùng có hình dáng mảnh như sợi tóc, thường cư trú trong ruột già của chó. Loại giun này thường bám chặt vào thành ruột, hút chất dinh dưỡng và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như viêm ruột, tiêu chảy kéo dài, sụt cân, thậm chí khiến cơ thể chú chó ngày càng suy nhược, thậm chí nguy hại đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Loại giun này chủ yếu lây lan qua trứng giun tồn tại trong đất bẩn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm mà chó không may uống phải.

hình ảnh hoạt hình vsoi giun sán ở bụng chó và uống thuốc tẩy giunGiun tóc là loại ký sinh trùng có hình dáng mảnh như sợi tóc, thường cư trú trong ruột già của chó

Giun dẹp (Sán dây)

Sán dây là loại ký sinh trùng có thân dài, dẹt, sống bám vào ruột non của chó với chiều dài cực khủng lên đến 50 cm. Với kích thước như trên, loại giun này hút dinh dưỡng liên tục, khiến chó bị suy dinh dưỡng, tiêu hóa kém và sút cân nghiêm trọng, thậm chí gầy trơ xương nếu không được phát hiện và giúp đỡ. Con đường lây nhiễm của loại giun này chủ yếu qua bọ chét hoặc khi chó ăn phải thịt sống, nội tạng động vật chưa nấu chín có chứa ấu trùng sán.

Giun tim

Cuối cùng là giun tim -  Một trong những loại ký sinh trùng nguy hiểm bậc nhất đối với chó, lây truyền chủ yếu qua vết đốt của muỗi mang mầm bệnh. Khi xâm nhập thành công vào cơ thể, ấu trùng của loài ký sinh này sẽ di chuyển đến tim và phổi của vật chú, dần dần phát triển thành những cá thể ký sinh có kích thước khá lớn, từ 15 đến 30cm.

Nhìn chung, tác hại của loại giun này đến từ việc chúng  cản trở lưu thông máu, khiến chó gặp các vấn đề nghiêm trọng như suy tim, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, chán ăn,.. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của thú cưng.

hình ảnh chú chó con mặt buồn hối lỗi bên cạnh bãi nônGiun tim là một trong những loại ký sinh trùng nguy hiểm bậc nhất đối với chó

Những lợi ích của việc tẩy giun sán cho chó định kỳ mà có thể bạn chưa biết 

Sau khi đã cùng nhau tìm hiểu định nghĩa cũng như điểm mặt những dạng phổ biến của loại ký sinh trùng đáng ghét này, beadoggo tin rằng độc giả đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc tẩy giun sán định kỳ cho chó. Khi nghiêm túc thực quá trình này, cả bạbạn và thú cưng sẽ nhận được những lợi ích như sau:

Giúp chó hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn

Như chúng ta cùng nhau tìm hiểu, giun sán sống trong đường ruột chó, liên tục hút chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng để phát triển và tồn tại. Vì thế, một chú chó dù được ăn uống bổ dưỡng đến đâu trong cơ thể tồn tại ký sinh trùng thì dinh dưỡng nhận lại gần như bằng không, khiến cơ thể chúng thiếu sức sống, gầy gò, chậm lớn và lông xơ xác. Đặc biệt với chó con còn nguy hiểm hơn cả, việc bị giun sán tấn công có thể gây suy dinh dưỡng, cản trở sự phát triển, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.

Ngược lại, được tẩy giun sán định kỳ, hệ tiêu hóa của chó sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Điều này giúp chú hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình tăng cân, phát triển cơ bắp, sở hữu một bộ lông khỏe đẹp cũng như linh hoạt và nhanh nhẹn hơn trong các hoạt động hằng ngày. Vì vậy, hãy thực hiện nghiêm túc quá trình này cũng như tham khảo thêm một số kiến thức ở mục chăm sóc mà chúng tôi đã đăng tải để trở thành một người chủ thông thái bạn nhé!

Phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm do giun sán gây ra

Nhiều nuôi chó vẫn còn chủ quan cho rằng việc nhiễm giun sán chỉ khiến chó bị gầy đi. Nhưng thực tế còn nghiêm trọng hơn, bởi, một số loại ký sinh trùng như giun móc, giun tim có thể gây thiếu máu nghiêm trọng, làm tổn thương tim mạch, phổi và nhiều cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Hay việc giun sán, giun đũa chính là thủ phạm hàng đầu gây nên tình trạng tắc ruột, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa và tiêu chảy kéo dài khiến sức khỏe suy kiệt.

Khi tẩy giun sán định kỳ cho chó, bạn có thể kiểm soát số lượng ký sinh trùng trong cơ thể thú cưng, ngăn chặn sự sinh sôi và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Đây chính là một biện pháp bảo vệ sức khỏe vô cùng đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe cho doggo nhà mình, đảm bảo cơ thể doggo luôn trong trạng thái tốt nhất.

Bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Không chỉ gây hại cho chó, giun sán cũng rất dễ lây nhiễm đối với con người, gây nên những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng - Nhất là với người già và trẻ nhỏ, hai đối tượng có hệ miễn dịch kém và dễ bị tổn thương.

Nguyên nhân đến từ việc trứng giun từ chó có thể tồn tại trong môi trường, chúng bám vào tay người khi tiếp xúc với thú cưng hoặc các vật dụng xung quanh. Nếu vô tình nuốt phải, loại ký sinh trùng này sẽ nhanh chóng sinh sôi trong đường ruột, gây nên nhiều vấn đề sức khỏe như đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi,.. Thậm chí còn ảnh hưởng đến gan, phổi, mắt và hệ thần kinh trong một số trường hợp nghiêm trọng. Vì thế, việc tẩy giun sán định kỳ không chỉ bảo vệ sức khỏe của chó mà còn phòng tránh lây nhiễm cho chính bạn và gia đình, đảm bảo một môi trường sống sạch sẽ, an toàn.

hình ảnh một chú chó và một chú mèo ngồi cạnh nhau trước mặt bác sỹ thú yViệc tẩy giun sán định kỳ không chỉ bảo vệ sức khỏe của chó mà còn phòng tránh lây nhiễm cho chính bạn và gia đình

Duy trì tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho chó

Bạn có biết rằng một chú chó được bảo vệ khỏi giun sán sẽ không chỉ sống lâu hơn mà còn tận hưởng một cuộc đời khỏe mạnh, trọn vẹn hơn không? Ký sinh trùng không chỉ âm thầm hút cạn nguồn dinh dưỡng quý giá mà còn từng ngày bào mòn sức khỏe, khiến cơ thể chó suy yếu, sức đề kháng giảm sút, dễ mắc bệnh và rút ngắn tuổi thọ. 

Hơn hết, một chú chó khỏe mạnh không chỉ sống thọ, mà còn là một người bạn đồng hành tràn đầy năng lượng, háo hức khám phá thế giới, chạy nhảy không ngừng và mang lại niềm vui cho chủ nhân. Vậy nên, đừng để những ký sinh trùng đáng ghét tước đi sự hồn nhiên, vui tươi của cún. Hãy dành cho chúng sự chăm sóc xứng đáng bắt đầu từ việc tẩy giun sán đúng cách, vì sức khỏe của thú cưng cũng là hạnh phúc của chủ nhân.

Lịch trình tẩy giun sán cho chó chi tiết theo từng giai đoạn mà chủ nhân không nên bỏ qua

Sau khi điểm qua những lợi ích thiết thực của việc tẩy giun sán cho chó định kỳ, beadoggo tin rằng chủ nhân đã rất háo hức để tiêu diệt những ký sinh trùng đáng ghét đang trú ngụ trong cơ thể cún. Nhưng chủ nhân biết không, việc tẩy giun sán cho chó cần tuân theo một lịch trình cụ thể để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết theo từng giai đoạn phát triển của chó mà bạn có thể tham khảo.

Tẩy giun sán cho chó con

Chó con có nguy cơ nhiễm giun sán cao, đặc biệt là khi bú mẹ và tiếp xúc với môi trường xung quanh. Vì vậy, việc tẩy giun sán ở giai đoạn này là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển khỏe mạnh cho những bạn nhỏ đáng yêu.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, bạn có thể bắt đầu tẩy giun sán cho chó con từ sớm theo lịch trình như sau:

  • Lần đầu tiên: Khi chó con được 2 tuần tuổi

  • Lần thứ hai: Khi chó con được 4 tuần tuổi

  • Lần thứ ba: Khi chó con được 6 tuần tuổi

  • Lần thứ tư: Khi chó con được 8 tuần tuổi

Sau giai đoạn này, bạn hãy tiếp tục tẩy giun sán đều đặn cho chó mỗi tháng 1 lần đến khi chúng đủ 6 tháng tuổi. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý sử dụng thuốc tẩy giun chuyên dụng cho chó con và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y để đảm bảo an toàn vì đây là giai đoạn sức khỏe của cún còn yếu và cần được bảo vệ kỹ càng.

hình ảnh chú chó pembroke corgi nhỏ đứng trên bãi cỏChó con có nguy cơ nhiễm giun sán cao, đặc biệt là khi bú mẹ và tiếp xúc với môi trường xung quanh

Tẩy giun sán cho chó trưởng thành

Sau khi đủ 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch và sức khỏe của chó nhìn chung đã dần hoàn thiện nhưng vẫn cần tẩy giun sán định kỳ để phòng tránh giun sán tái nhiễm. Bạn nên tẩy giun sán cho chúng đều đặn 3 tháng 1 lần và nên tham khảo đổi sang loại thuốc tẩy giun sán phổ rộng cho chó trưởng thành để quá trình này trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn.

Trong trường hợp thú cưng của bạn là một chú chó năng động, thường xuyên tiếp xúc với môi trường bẩn, có thói quen đào bới đất hoặc ăn uống không kiểm soát, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để tăng tần suất tẩy giun (khoảng 1 – 2 tháng/lần).

hình ảnh một chú chó mặt ngáo ngơ nằm trên bãi cỏ hoaSau khi đủ 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch và sức khỏe của chó nhìn chung đã dần hoàn thiện nhưng vẫn cần tẩy giun

Tẩy giun sán cho chó mẹ mang thai và sau sinh

Tương tự như chó con, giai đoạn mang thai cũng là lúc chó cần chăm sóc và bảo vệ toàn diện nhất. Bấy giờ, việc tẩy giun đúng cách không chỉ giúp chó mẹ khỏe mạnh mà còn hạn chế nguy cơ lây nhiễm giun sán sang con. Để bảo vệ sức khỏe chó thú cưng và những đứa con của chúng về sau, bạn có thể tiến hành tẩy giun theo lịch trình như sau:

  • Trước khi phối giống: Tẩy giun cho chó mẹ khoảng 10 - 14 ngày trước khi giao phối để giảm nguy cơ truyền giun sán sang con của chúng về sau

  • Trong thời gian mang thai: Hạn chế tẩy giun trừ khi có chỉ định từ bác sĩ thú y, vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

  • Sau khi sinh: Tẩy giun cho chó mẹ cùng lúc với đàn chó con khi chúng được 2 tuần tuổi. Sau đó, tiếp tục theo lịch trình tẩy giun định kỳ như đã đề cập trước đó

Khi thực hiện nghiêm túc công tác này, bạn không chỉ giúp chó mẹ duy trì sức khỏe tốt trong suốt quá trình mang thai và nuôi con mà còn giúp chó con phát triển khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ sớm. Đừng quên lựa chọn thuốc tẩy giun phù hợp và tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để đảm bảo an toàn bạn nhé.

hình ảnh một mẹ chó phốc vàng đang cho các chó con búViệc tẩy giun đúng cách giúp chó mẹ khỏe mạnh và hạn chế nguy cơ lây nhiễm giun sán sang con

Một số lưu ý quan trọng khi tẩy giun sán cho chó để đảm bảo an toàn

Sau cùng, tẩy giun sán là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe lâu dài cho thú cưng.  Bên cạnh việc tuân thủ lịch trình tẩy giun, chủ nhân cũng cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo quá trình này diễn ra an toàn và đạt hiệu quả cao. Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng không thể bỏ qua:

  • Chọn loại thuốc phù hợp: Trước hết, chủ nhân cần lựa chọn loại thuốc phù hợp với sức khỏe và thể trạng của thú cưng. Tuyệt đối không sử dụng thuốc của người để tẩy giun cho vì thành phần trong đó có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của thú cưng. Thay vào đó, hãy lựa chọn thuốc tẩy giun chuyên dụng theo hướng dẫn của bác sĩ thú y hoặc những trang thông tin về thú cưng uy tín
  • Chú ý liều lượng: Liều lượng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Hãy sử dụng liều lượng phù hợp với cân nặng và độ tuổi của chó đảm bảo hiệu quả tối đa và tránh tác dụng phụ không mong muốn
  • Theo dõi sau khi tẩy giun: Sau khi hoàn tất quá trình tiêu diệt ký sinh trùng, chủ nhân cần  theo dõi phản ứng của chó. Một số bé có thể bị tiêu chảy nhẹ hoặc nôn, nhưng nếu tình trạng này kéo dài, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y để theo dõi và thăm khám

Lời kết

Thông qua bài viết này, beadoggo hy vọng đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích xoay quanh việc tẩy giun cho chó, từ lợi ích, lịch trình chi tiết cho đến một số lưu ý xung quanh. Bạn thấy đấy, việc tẩy giun định kỳ không chỉ giúp chó cưng phát triển khỏe mạnh mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình và cộng đồng xung quanh. Hãy luôn quan tâm đến sức khỏe thú cưng, vì một chú chó vui vẻ, khỏe mạnh sẽ mang lại niềm hạnh phúc cho bạn mỗi ngày. Cảm ơn bạn đã đón đọc, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.


Bài viết liên quan

Tiêm vắc xin cho chó - Khám phá cẩm nang tiêm phòng giúp Doggo của bạn luôn khoẻ mạnh
Tiêm vắc xin cho chó - Khám phá cẩm nang tiêm phòng giúp Doggo của bạn luôn khoẻ mạnh

Tiêm vắc xin cho chó là bước quan trọng để bảo vệ cho những chú doggo đáng yêu. Cùng beadoggo tìm hiểu về các loại vắc xin cần tiêm, lịch tiêm phù hợp và những lưu ý quan trọng để đảm bảo chú chó của bạn luôn khỏe mạnh và tránh xa bệnh tật nhé.

Tăng cường sức khoẻ cho cún cưng của bạn với Protein
Tăng cường sức khoẻ cho cún cưng của bạn với Protein

Protein là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của chú chó. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung Protein cho chó bằng những loại thực phẩm đơn giản, dễ kiếm với giá thành rẻ sau đây.

Bình luận