Mách bạn cách để chó con không sủa về đêm

Trong bài viết này, hãy cùng tôi tìm hiểu nguyên nhân khiến những chú chó nhỏ sủa suốt vào ban đêmvà một số giải pháp đã được thử nghiệm để ngăn chặn tình huống khó xử này.

Bạn tự hỏi rằng mình đã cho chó con đi vệ sinh, cung cấp thức ăn và những món đồ chơi, thậm chí chúng còn thích thú trong lồng nhưng vì sao chúng lại bắt đầu sủa ngay khi bạn vừa lên giường? Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tôi tìm hiểu nguyên nhân khiến những chú chó nhỏ sủa suốt vào ban đêm cũng như biết về một số giải pháp đã được thử nghiệm để ngăn chặn tình huống khó xử này. 

Những lý do nào khiến chó con sủa vào ban đêm?

Đầu tiên bạn cần hiểu rằng những chú chó con còn nhỏ, đặc biệt là những chú chó con vừa được gặp về nhà, thì việc sủa vào ban đêm là điều rất bình thường, như việc con người ta thường mất ngủ khi phải ngủ ở một nơi lạ. Suy cho cùng thì đó cũng là lần đầu tiên chúng trải qua thời kỳ xa anh chị em của chúng. Kết hợp với việc chúng còn nhỏ và cần phải đi vệ sinh thường xuyên vào đêm. sẽ dễ dàng giải mã được hành vi của chúng. Giống như một đứa trẻ sơ sinh, những chú chó nhỏ này sẽ đòi hỏi sự chú ý, săn sóc trong tình huống này. Rất có thể đó cũng là dấu hiệu ban đầu của sự lo lắng, chia ly, bạn nên giải quyết càng sớm càng tốt nếu không muốn trường hợp thêm xấu đi. 

Trước khi tìm đến các kỹ thuật huấn luyện/đối phó thì bạn nên dành chút thời gian để đảm bảo rằng chó con của bạn không sủa vào ban đêm vì những lý do cơ bản. Vì thế trước khi ngủ, bạn hãy đảm bảo rằng chó con đã được: 

  • Ăn no và uống đủ nước
  • Đã vận động hết mình trước khi ngủ
  • Thực sự cần đi ngủ sau một ngày dài năng động
  • Không có biểu hiện khó chịu, cáu kỉnh
  • Đảm bảo chiếc lồng đủ rộng rãi và thoải mái

Trong giai đoạn này bạn có thể xin thêm lời từ vấn từ bác sĩ thú y vì đôi khi chó con có thể bị rối loạn đường tiết niệu. Nhưng nếu chúng có thể di chuyển một cách tự do trong ngày nhưng phải giữ mình vào ban đêm thì rất có thể đây cũng là nguyên nhân gây ra sự khó chịu. 

Đặc biệt, nếu chó con của bạn không vì những nguyên nhân bên trên mà sủa vào đêm thì bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ để chắc chắn rằng sức khỏe của chúng vẫn ổn định.

Giống như một đứa trẻ sơ sinh, những chú chó con sẽ đòi hỏi sự chú ý, săn sóc.

Làm thế nào để ngăn chó con sủa vào ban đêm?

1. Để chó con ngủ cùng bạn

Đây là một trong những cách thiết thực, nhanh chóng và có hiệu quả cao nhất. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc để chúng ngủ bên cạnh bạn trong một quãng thời gian dài mà chỉ cần 3-4 đêm đầu. Điều này sẽ giúp chúng có cơ hội thích nghi với môi trường mới. Được ngủ cùng chủ sẽ giúp chó con cảm thấy ấm áp và thoải mái hơn nhiều. 

Bạn không cần bật đèn để chúng nhìn thấy bạn mà chỉ cần giúp chúng cảm nhận được sự hiện diện của bạn thông qua mùi cơ thể, giọng nói, nhịp thở,... Vậy là đủ để các bé an tâm và nguôi ngoai nỗi nhớ nhà, cũng là cách làm chó con không sủa về đêm. 

Được ngủ cùng chủ sẽ giúp chó con cảm thấy ấm áp và thoải mái hơn nhiều. 

2. Đưa một số đồ dùng cá nhân của bạn cho chó con

Bạn không thể cho phép chó con lúc nào cũng ngủ cùng hoặc vì vấn đề nào đó mà chúng không thể ngủ chung với bạn thì đừng lo lắng, vẫn còn nhiều cách để bạn có thể tham khảo. Cách tiếp theo là dùng một số vật dụng cá nhân có mùi hương của bạn trên đó như quần áo, khăn lau,... và đặt bên cạnh chó con thì cũng phần nào làm dịu đi sự lo lắng của chúng, giúp chúng không sủa về đêm.

3. Đùa giỡn cùng chó con

Đây là biện pháp tương đối dễ dàng, bạn chỉ cần chơi đùa cùng các bé đến khi chúng mệt lừ và đưa chúng vào chỗ ngủ là được. Nếu có đồ chơi thì hãy tạo điều kiện để chúng chơi với nó. Việc này không chỉ giúp chúng cảm thấy vui vẻ hơn mà còn giúp nỗi sợ của chúng giảm đi, khiến chúng biết rằng việc chơi một mình cũng không tệ. 

Thêm vào đó, việc chơi đùa mệt mỏi sẽ giúp các bé đi vào giấc ngủ một cách nhanh hơn và sâu hơn, từ đó bạn có thể an tâm đi ngủ mà không cần bận tâm về tiếng sủa đêm.

Việc chơi đùa mệt mỏi sẽ giúp các bé đi vào giấc ngủ một cách nhanh hơn và sâu hơn.

4. Không được động lòng

Khó có người chủ nào có thể kìm chế được khi nghe cún cưng rầu rĩ, la hét hay kêu vào ban đêm, điều đó khiến bạn cảm thấy khó khăn và lo lắng vì chúng có thể đang rất đau đớn, khổ tâm. Nhưng hãy yên tâm, bạn không có gì phải lo lắng cả, các em chỉ đang làm nũng mà thôi. Trong trường hợp này, bạn cần kiên quyết, tuyệt đối không được chạy ra và ôm ấp, vuốt ve chúng nếu không muốn chúng vô tình hình thành thói quen xấu cho chó con. 

5. Cho chó con nghe nhạc hoặc xem TV. 

Phương pháp này đôi khi cũng có tác dụng, nó sẽ khiến cho các em dễ buồn ngủ hơn. Nhưng hãy lưu ý rằng đây chỉ là một cách phụ, nhưng bạn cũng nên thử qua vì biết đâu nó thật sự lại có tác dụng. 

6. Tập cho chó thói quen không mè nheo. 

Như chúng tôi đã đề cập bên trên, nếu bạn chạy ra dỗ dành chúng mỗi khi nghe thấy tiếng kêu la thì sẽ vô tình khiến chúng nghĩ rằng chỉ cần kêu la thì sẽ thu hút được sự chú ý ở bạn. Đây là việc không tốt chút nào. Ví như khi chó con đang mắc và muốn đi vệ sinh, các em sẽ la lên. Nhưng bạn khoan hãy tiếp cận hoặc mở cửa chuồng ra ngay mà hãy đứng nhìn chúng một lát. Chúng sẽ biết được bạn đang nhìn chúng nhưng không vì tiếng kêu của chúng mà bạn sẽ cho phép chúng đạt được mục đích. Và hãy đợi khoảng 1 phút, sau đó hãy cho chúng đi vệ sinh. Bạn nên lặp đi lặp lại hành động này cho đến khi các chú chó con hình thành thói quen. Đây cũng là một trong những bài huấn luyện cơ bản đầu tiên mà bạn cần dạy cho chó của mình.

Lời kết

Việc khiến cho con không sủa về đêm là điều mà người nuôi cần áp dụng ngay nếu hành vi của chúng gây ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và những người xung quanh. Tuy nhiên bạn hãy bình tĩnh và kiên dẫn với chúng thay vì quát mắng nhé, vì chúng là những chú chó con và luôn cần tình yêu từ những người xung quanh. Bạn có thể áp dụng những biện pháp trên để giúp ổn định tinh thần cho chó con nhằm khiến việc nuôi các bé trở nên dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công! 


Bài viết liên quan

Cách dạy chó con làm quen khi về nhà mới cực đơn giản
Cách dạy chó con làm quen khi về nhà mới cực đơn giản

Nhiều người ví von rằng việc chăm sóc một chú chó con cũng như nuôi một đứa trẻ, cần rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Trong đó, việc giúp chó con làm quen khi mới về nhà cũng là một trở ngại lớn.

Tìm hiểu cách hạn chế chó con sủa khi ở một mình
Tìm hiểu cách hạn chế chó con sủa khi ở một mình

Đôi khi, việc chó sủa khi ở một mình làm bạn rất đỗi hoang mang vì không biết chúng có đang muốn nói điều gì với mình hay không, và làm thế nào để hạn chế điều đó?

Bình luận