Tìm hiểu về Shetland - Chó chăn cừu nổi tiếng thế giới
Là giống chó chăn cừu đến từ đất nước Scotland xinh đẹp, cùng với những người bạn Corgi, Becgie Đức GSD, Collie,… chó chăn cừu Shetland đã khẳng định vị thế của mình trong hội những chú chó chăn cừu nổi tiếng nói riêng và toàn thế giới nói chung bởi ngoại hình và trí tuệ của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loài chó này trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
Nguồn gốc của chó chăn cừu Shetland
Chó chăn cừu Shetland hay còn gọi đầy đủ là chó Shetland Sheepdog. Giống chó này có nguồn gốc từ đảo Shetland, trực thuộc Scotland – Anh. Giống chó này là thành quả của sự lai tạo giữa hai giống chó Border Collie và Iceland Yakkin (Đã tuyệt chủng). Shetland có nguồn gen tương đối giống với giống chó Rough Collie vì cùng là hậu duệ của Border Collie.
Từ thời xa xưa, những chú chó chăn cừu Shetland chủ yếu được người dân Châu Âu nuôi để giúp gia đình chăn thả gia súc, canh gác và bảo vệ nhà cửa, công xưởng,.. Ngày nay, chúng đã được nuôi phổ biến trong các gia đình với vai trò thú cưng bởi ngoại hình nổi bật cùng tính cách thông minh và rất tình cảm của mình.
Chó chăn cừu Shetland có nguồn gốc từ đảo Shetland, trực thuộc Scotland – Anh
Ngoại hình của chó chăn cừu Shetland
Chó chăn cừu Shetland có chiều cao từ khoảng 15 đến 20 cm và nặng từ 6 đến 9kg và có thể nói chúng tựa như một phiên bản thu nhỏ của người bạn Collie. Nhưng Shetland lại có phần mạnh mẽ, thon gọn và nhanh nhẹn hơn. Chúng còn sở hữu chiếc đầu hình nêm, đôi tai nhỏ và cao được dựng lên với các đầu hơi hướng về phía trước trông khá ngộ nghĩnh.
Ngoài ra, chó chăn cừu Shetland cũng nổi bật với bộ lông dày thương hiệu. Chính bộ lông dày, mượt với những sợi thẳng óng ả này đã làm nên vẻ đẹp của Shetland cũng như bảo vệ chúng khỏi thời tiết xấu và làm nên khí chất ngầu lòi như một chú sư tử tí hon của chúng. Bên cạnh đó, màu lông của chúng cũng khá đa dạng, bao gồm màu đen, xanh hoặc sable được đánh dấu bằng màu trắng, nâu hoặc đôi khi là cả hai.
Chó chăn cừu Shetland tựa như một phiên bản thu nhỏ của người bạn Collie
Đặc điểm tính cách của chó chăn cừu Shetland
Không chỉ bởi ngoại hình xinh đẹp và bắt mắt, đặc điểm tính cách của những chú chó chăn cừu Shetland nói chung cũng là một điểm cộng lớn. Chúng thường được nhắc đến với tính cách hiền lành, ngọt ngào, dễ chịu và tình cảm, luôn mang đến cho người khác cảm giác vui tươi và tràn đầy sức sống. Tất cả những điều đó đã khiến cho chúng trở thành một giống chó lý tưởng để nuôi trong gia đình.
Các chuyên gia thú cưng cũng cho rằng Shetland là một giống chó có lòng trung thành cao, luôn muốn làm hài lòng chủ nhân của mình. Vì lẽ đó, cộng thêm trí thông minh, chúng sẽ là một giống chó dễ dàng tiếp nhận huấn luyện.
Cách chăm sóc chó chăn cừu Shetland
Bởi vì xuất thân là một giống chó chăn cừu nên nhìn chung Shetland là một giống chó khỏe mạnh và dễ nuôi. Tuy nhiên, để chúng được phát triển một cách khỏe mạnh nhất, bạn có thể tham khảo một số điều sau đây.
Môi trường sống dành cho chó Shetland
Do Shetland vốn xuất thân từ Châu Âu với khí hậu ôn đới mát mẻ cùng những mùa đông lạnh giá nên khi về Việt Nam, có lẽ chúng sẽ khó thích nghi với thời tiết nước ta do sự khác biệt về khí hậu hai châu lục cũng như vì bộ lông dày của chúng.
Vậy nên, để tránh hiện tượng sốc nhiệt hay khiến chúng bị ốm, bạn nên để chúng ở trong một môi trường mát mẻ dưới 30 độ C hoặc nơi có cây cối cùng không khí trong lành. Vào những ngày nắng nóng trên 35 độ, bạn nên để chúng ở trong nhà, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt. Nếu có đi dạo, chỉ nên đi vào sáng sớm hoặc chiều tối, khi nhiệt độ đã giảm đi đáng kể.
Shetland vốn xuất thân từ Châu Âu nên quen với khí hậu ôn đới mát mẻ cùng những mùa đông lạnh giá
Chế độ dinh dưỡng cho chó Shetland
Về tổng quan, chó chăn cừu Shetland rất dễ nuôi và không hề kén ăn như những giống chó cảnh khác. Vậy nên, bạn chỉ cần cung cấp cho chúng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để phát triển khỏe mạnh cũng như bảo vệ bộ lông mượt mà, óng ả và xinh đẹp. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn chế độ ăn chi tiết dành cho chó Shetland theo từng độ tuổi.
Đối với chó Shetland từ 2 đến 3 tháng tuổi
Đối với giai đoạn này, bạn nên cho những em bé Shetland ăn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa như cháo hoặc cơm nhão cùng một số loại thịt hoặc cá băm nhuyễn. Trường hợp dùng thức ăn khô thì nên ngâm mềm khoảng 5 đến 10 phút trước khi ăn.
Ngoài ra, bạn cũng cần chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, khoảng 3-4 bữa/ ngày là đủ. Tránh cho ăn với khối lượng quá nhiều vào một bữa để tránh hiện tượng đầy bụng và khó tiêu cho các bé. Ở độ tuổi này, bạn nhớ phải tuyệt đối không được cho chúng ăn đồ cứng và khó nuốt để giảm nguy cơ bị hóc thức ăn hay khó tiêu cũng như tuyệt đối không được ăn đồ sống vì hệ tiêu hóa của chúng còn chưa phát triển hoàn thiện.
Đối với chó Shetland từ 3 đến 6 tháng tuổi
Khi Shetland được 2 đến 3 tháng tuổi, bạn có thể tập cho chúng ăn các loại thịt dai và cứng hơn như: Thịt bò, thịt gà, thịt lợn nạc,… lượng đạm dồi dào trong những loại thịt này cực kỳ tốt cho sự phát triển của chó Shetland. Ngoài thịt, bạn cũng cần bổ sung thêm các loại rau củ quả như: Cà rốt, khoai tây, bí đỏ, rau cải, xà lách,.. để đảm bảo dưỡng chất cho sự phát triển của chúng. Thế nhưng Shetland lại khá ghét ăn rau, bạn có thể xay nhỏ và trộn lẫn với thức ăn để đánh lừa chúng.
Đến giai đoạn này, bạn có thể giảm lượng thức ăn của chúng xuống còn 3 bữa/ngày, phân chia thời gian hợp lý giữa các bữa ăn cũng như nấu chín kỹ thức ăn.
Đối với chó Shetland trên 6 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, cơ thể Shetland có sự phát triển rất nhanh cho nên thức ăn cho chúng cần phải cung cấp được đầy đủ các chất: Đạm, canxi, chất béo,xơ, vitamin và chất khoáng. Các chất đó có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm như các loại thịt, hải sản và tinh bột.
Bấy giờ, thức ăn vẫn cần nấu chín nhưng không quá nấu quá mềm vì nếu làm vậy lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị mất đi. Bạn cũng có thể thái thức ăn thành những miếng lớn, điều này sẽ kích thích chó Shetland nhai và phát triển cơ hàm.
Một số lưu ý khi nuôi chó chăn cừu Shetland
Để chú chó Shetland được phát triển khỏe mạnh trong điều kiện tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Tắm cho chó Shetland ít nhất 2 lần/tuần. Nếu nhận thấy bộ lông chúng không bẩn lắm bạn có thể dùng khăn ướt lau qua là được. Ngoài ra, sau mỗi lần tắm, bạn nên sấy khô bộ lông giúp chúng để tránh gây mùi hôi hoặc nấm sinh sôi
- Chú ý vệ sinh tai, mắt, mũi thường xuyên để tránh các bệnh liên quan đến giác quan của chúng
- Nên cắt tỉa móng thường xuyên cho chó Shetland để tránh trường hợp móng quá dài có thể đâm vào da thịt, gây đau đớn cho cún yêu.
- Nơi ngủ và nghỉ ngơi của chó Shetland cũng nên được đặt ở nơi khô thoáng và sạch sẽ. Tuyệt đối tránh những nơi ẩm ướt như phòng tắm, gầm cầu thang, vì đây sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn và nấm sinh sôi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cún.
Lời kết
Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị và hữu ích về giống chó chăn cừu xinh đẹp mang tên Shetland. Hy vọng với bấy nhiêu thông tin trên, các em ấy có thể trở thành một lựa chọn ưu tiên dành cho những quý độc giả đang trong quá trình chọn cho mình một người bạn bốn chân trung thành trở thành người đồng hành lâu dài về sau. Cảm ơn bạn đã đón đọc, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.
Bài viết liên quan
Ngất ngây với top 7 giống chó lông dày xinh đẹp nhất trên thế giới
Havanese, Shih Tzu, Yorkshire Terrier hay Maltese là những giống chó lông dày xinh đẹp nổi tiếng trên toàn thế giới
Top 7 giống chó cảnh đẹp dễ nuôi nhất ở Việt Nam
Bạn có ý định nuôi một bạn chó cảnh mà đang phân vân không biết nên chọn giống nào? Đừng lo, chúng tôi sẽ mách bạn top 7 giống chó cảnh đẹp dễ nuôi nhất ở Việt Nam.