Những mẹo hay nuôi chó lớn nhanh như thổi
Đối với những người yêu động vật nói chung và những người yêu chó nói riêng, những chú chó không chỉ đóng vai trò như một vật nuôi mà còn là một người bạn đồng hành thân thiết, một thành viên trong gia đình. Vậy nên, sức khỏe của người bạn bốn ấy là điều luôn được quan tâm. Nếu như chú chó nhà bạn thường xuyên bị ốm vặt hoặc chậm phát triển thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Bởi vì ngay sau đây thôi, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số mẹo giúp chó nhanh lớn và ít bệnh vặt.
Nội dung bài viết
Làm thế nào để đánh giá một chú chó là khoẻ mạnh?
Giống như chúng ta, chó cũng sẽ có những biểu hiện bề ngoài để làm minh chứng cho một cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể nhìn vào những biểu hiện sau đây để biết một chú chó có khoẻ mạnh hay không.
Bộ lông mềm mượt, dày đều, không xơ rối
Tiêu chí đầu tiên để đánh giá một chú chó có khoẻ mạnh hay không chính là nhìn vào bộ lông của bạn ấy. Một bạn chó khoẻ sẽ sở hữu lông mềm mượt, không bị xơ rối hay mọc ngược. Đương nhiên, đối với chó cái vào cuối thai kỳ hoặc chó vào thời điểm thay lông thì đặc điểm này cũng khó bị thay đổi ít nhiều.
Như vậy, làm thế nào để xây dựng cho chó của bạn một bộ lông mềm mượt? Để làm được điều đó, bạn cần lưu ý:
- Chọn sữa tắm phù hợp với loại lông, loại da, lứa tuổi, không sử dụng sản phẩm tắm gội của người
- Tắm chó đúng cách: Tốt nhất 1 tuần/lần, làm khô lông hoàn toàn sau khi tắm
- Thường xuyên chải lông cho chó, chải theo chiều mọc lông
Chó khoẻ mạnh thường có bộ lông mềm mượt, dày đều, không mọc ngược, không xơ rối
Các bộ phận cơ thể không có biểu hiện lạ
Đối với một chú chó khoẻ mạnh, các cơ quan bên trong cơ thể sẽ hoạt động tốt bình thường. Điều đó có thể cho bạn nhận biết bằng những biểu hiện trên các bộ phận cơ thể. Bạn hãy tham khảo những đặc điểm dưới đây để theo dõi chó cưng của mình:
- Mắt sáng, không bị loét, không bị đục lòng trắng, tiết nước mắt bình thường
- Trong tai không có các loại dịch lạ, không có chất màu nâu
- Răng đều, không dễ bị gãy, lung lay
- Nướu không loét, không có mùi hôi
- Lưỡi không sưng, chuyển động linh hoạt
- Mũi ướt, niêm mạc không có mủ
- Hậu môn, bộ phận sinh dục sạch, không có mùi, không sưng và hoạt động bình thường
Sự khỏe mạnh của một bạn chó sẽ được biểu hiện qua các bộ phận trên cơ thể.
Nhiệt độ cơ thể, nhịp tim ổn định
Nhiệt độ cơ thể bình thường của một bạn chó sẽ dao động từ 37,5 - 38,5 độ C. Theo khoa học, nhiệt độ cơ thể của chó vào buổi sẽ thấp hơn buổi chiều. Và nhiệt độ này cũng sẽ thay đổi theo lứa tuổi. Nhiệt độ của chó con sơ sinh và chó cái đang mang thai sẽ chênh lệch so với nhiệt độ trung bình ở chó, nhưng không nhiều.
Tim của một bạn chó khỏe mạnh sẽ có nhịp tim rơi vào khoảng 70 - 120 nhịp/phút. Hãy đo tim của chó trong thời điểm bạn ấy ổn định, không lo lắng, không vừa chạy nhảy xong và không bệnh để đảm bảo được không có ngoại cảnh tác động nhé!
Nhiệt độ cơ thể của chó rơi vào khoảng 37,5 - 38,5 độ C và nhịp tim ổn định dao động tầm 70 - 120 nhịp/phút.
Hệ tiêu hoá ổn định
Một hệ tiêu hoá khoẻ sẽ là nhân tố quan trọng đóng góp vào sự khỏe mạnh của một cơ thể. Một hệ tiêu hoá khoẻ ở chó sẽ đảm bảo được các mục sau:
- Thời gian tiếp nhận thức ăn và thời gian đi ngoài ổn định, cách nhau tầm 23 tiếng
- Không đi ngoài, không bài tiết ra máu
Cách chăm sóc chó sơ sinh
Chó sơ sinh chưa có răng, chưa nhìn được, chưa kiểm soát được việc vệ sinh và chưa có khả năng tự tìm đến những thứ chó cần và muốn. Vì vậy, đây là thời điểm chó sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt. Trong thời gian này, các chú cún sẽ ngủ rất nhiều, gần như là 90% thời gian trong ngày, và sẽ bú sữa mẹ. Hãy bổ sung sữa cho chúng nếu sữa của chó mẹ không đủ.
Đến lúc người bạn bốn chân được 3 tuần tuổi, chúng sẽ bắt đầu mọc răng. Đây cũng là thời điểm chó bắt đầu tò mò về thức ăn của chó mẹ. Và cho đến 6 - 8 tuần tuổi, sự phát triển của các chúng cũng sẽ nhanh dần, đồng thời gắn với sự phát triển về tinh thần. Một môi trường thoải mái sẽ khiến cho chó nhanh lớn và khỏe mạnh hơn rất nhiều đấy.
Cách nuôi chó mau lớn ở giai đoạn 3 tháng tuổi
Để nuôi chó bắt đầu từ giai đoạn 3 tháng tuổi cho chó nhanh lớn, bạn cần chú ý vào những vấn đề sau:
- Thức ăn cho chó: Bạn không nên cho chó ở tuổi này ăn thịt heo vì sẽ gây khó tiêu. Thay vào đó, thức ăn của chó nên có các loại bột như bột gạo, bột ngô và thịt bằm. Đồng thời, bạn cũng có thể cho chó ăn hạt để giảm mùi phân. Hãy lưu ý rằng, ở tuổi này, hệ tiêu hoá của chúng còn yếu, nên chó cần được ăn đồ sống. Một tip nhỏ nữa cho bạn là, để chó nhanh lớn, bạn cần bổ sung đạm và canxi rất nhiều bằng cách cho chó uống sữa hoặc sử dụng gel dinh dưỡng cho chó.
- Chế độ ăn: Chế độ ăn cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của chó. Bạn nên cho chúng ăn đủ 3 buổi/ngày, thời gian ổn định và không để chó ăn quá no. Hãy để ý và điều chỉnh lượng đồ ăn phù hợp đối với chú chó của bạn và cho chúng vận động, vui chơi sau khi ăn để thúc đẩy hệ tiêu hoá của hoạt động tốt hơn
- Chú trọng vào buổi sáng: Bạn cần tạo cho chó thói quen dậy sớm vào buổi sáng, không ngủ muộn để hoạt động được nhiều hơn, khỏe hơn. Hãy cho chúng ăn một bữa sáng chất lượng nhằm có đủ năng lượng để chó nhanh lớn và phát triển khỏe mạnh
Chế độ ăn và chất lượng thức ăn cho chó là những yếu tố giúp chó nhanh lớn
Cách nuôi chó nhanh lớn từ 6 tháng tuổi
Giai đoạn từ 6 tháng trở đi là thời gian cần được bổ sung đủ dinh dưỡng và chăm sóc đúng cách để chó nhanh lớn hơn. Trong giai đoạn này, bạn cần lưu ý:
- Sắp xếp chế độ ăn có nhiều protein hơn
- Giữ cho bát luôn sạch sẽ, rửa ngay sau khi ăn
- Có thể dùng bánh để kích thích vị giác của chó
- Không nên cho chó ăn sữa chua hoa quả và các sản phẩm có chất tạo mùi
- Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng chó
- Cho chó vận động tránh béo phì
- Tiêm phòng đầy đủ
- Tạo điều kiện môi trường thoải mái, chơi đùa cùng chó
Chó từ 6 tháng tuổi cần có nhiều lưu ý hơn về dinh dưỡng, sức khỏe và tinh thần để chó nhanh lớn
Những lưu ý khi nuôi và chăm sóc một chú chó
Là một người bạn nhỏ bốn chân trong gia đình, chó cũng cần được quan tâm và yêu thương. Bạn hãy chú ý đến vấn đề sức khỏe của chó nhằm cho chúng một cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời, để tạo nên sự phát triển toàn diện, bạn cần tạo cho chó một tinh thần tốt bằng cách giữ cho môi trường luôn thoải mái cũng như thể hiện cho chúng tình yêu của mình.
Hãy luôn quan tâm thú cưng của mình nhiều hơn thông qua các biểu hiện trên cơ thể. Nếu chúng có bất cứ biểu hiện lạ gì, bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú để kịp thời chẩn đoán và chữa trị. Các bệnh ở chó đôi khi không quá nặng, có những bệnh cơ bản như cảm, nhưng hoàn toàn có thể kéo dài và nặng hơn nếu không được chữa trị. Vì vậy, bạn cần quan tâm sức khỏe của chó thông qua các biểu hiện và hành vi của chúng.
Lời kết
Như vậy, thông qua bài viết này, chúng tôi đã mách cho bạn cách nuôi chó nhanh lớn trong từng giai đoạn. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn chăm sóc chó yêu của mình và tạo cho chúng một nền tảng phát triển toàn diện hơn. Chúc chó yêu của bạn luôn vui khoẻ và hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau.
Chó con nên và không nên ăn gì? Xây dựng thực đơn chuẩn chỉnh cho cún con
Đối với những chú chó con (Từ 2 tháng tuổi), chế độ dinh dưỡng luôn là yếu tố cần được quan tâm và chú trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của chúng
Mách bạn: bí quyết chăm sóc lông chó khoẻ đẹp từ A đến Z
Bộ lông óng mượt hay thô xấu tiết lộ rất nhiều về sức khoẻ chú chó của bạn. Hãy đọc bài viết sau đây để nắm bắt các bí quyết chăm sóc lông chó chuẩn đẹp nhất nhé.
Tăng cường sức khoẻ cho cún cưng của bạn với Protein
Protein là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của chú chó. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung Protein cho chó bằng những loại thực phẩm đơn giản, dễ kiếm với giá thành rẻ sau đây.
Lựa chọn thức ăn cho cún cưng, nên lưu ý những điều sau đây
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình trưởng thành và phát triển của loài chó. Việc lựa chọn đồ ăn thế nào để cún cưng của bạn luôn khoẻ mạnh và đầy đủ dinh dưỡng luôn là vấn đề lưu tâm hàng đầu khi nuôi chó