Chó tăng động: Nguyên nhân, tác hại và 5 phương pháp xử lý hiệu quả bạn nên biết

Một chú chó tăng động có thể mang lại không ít rắc rối cho cả bạn và cả bản thân chú. Hãy cùng chúng tôi khám phá những nguyên nhân khiến chó tăng động, những hệ luỵ xoay quanh và phương pháp hiệu quả giúp chó của bạn trở nên điềm tĩnh và ngoan ngoãn hơn.

Bạn thân mến, việc nuôi một chú chó mang đến rất nhiều niềm vui cho bản thân và ngôi nhà của chúng ta đúng không nào? Tuy nhiên không phải lúc nào những người bạn bốn chân này cũng ngoan ngoãn và đáng yêu, một số chú chó tăng động quá mức có thể mang đến rất nhiều rắc rối cho cả chủ nhân lẫn bản thân chúng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng động của chó, tác hại của nó ra sao và làm thế nào để chữa trị hiệu quả căn bệnh nan giải này? Hãy cùng beadoggo tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Định nghĩa chó tăng động và những dấu hiệu nhận biết

Hiểu một cách đơn giản, “tăng động” (Rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD) chính là một dạng rối loạn sức khỏe tâm thần ở chó khiến cho chúng mất khả năng kiểm soát hành vi, khả năng tập trung cũng như kiểm soát xung đột. Nhìn chung, căn bệnh tâm lý này không còn xa lạ với những chú chó nhưng lại chưa thật sự nhận được nhiều sự quan tâm của những người chủ nuôi và thường bị lầm lẫn với khái niệm “năng động” bởi nhiều điểm tương đồng.  

Tuy vậy, chứng tăng động ở chó vẫn có những dấu hiệu khá rõ ràng mà bạn có thể dựa vào để kịp thời nhận biết:

  • Hiếu động thái quá: Khi mắc chứng tăng động, những chú chó dường như luôn tràn đầy năng lượng kể cả khi chúng đã vận động rất nhiều. Nguồn năng lượng dư thừa không thể giải phóng ấy sẽ dẫn đến những hành vi hiếu động thái quá ở chú chó như chạy nhảy, sủa nhiều, phá phách đồ đạc trong nhà khiến chủ nhân vô cùng đau đầu
  • Khả năng tập trung kém: Những chú chó tăng động thường gặp vấn đề với việc tập trung vào một điều gì đó trong khoảng thời gian dài. Chung rất dễ bị xao nhãng bởi mọi vật xung quanh. Một tiếng chim hót, tiếng xe cộ ngoài đường hay chỉ là một con vật lướt qua cũng khiến chúng lập tức chuyển sự chú ý và không thể tập trung trở lại vào mục tiêu ban đầu
  • Những hành vi bốc đồng: Những chú chó tăng động có xu hướng hành động một cách bốc đồng, không chỉ dừng lại ở những hành vi phá hoại thông thường như cắn phá đồ đạc trong gia đình mà chúng còn gây rắc rối cho mọi người xung quanh bằng cách bất ngờ nhảy xổm hoặc chồm lên người họ.

Hành vi này thường xuất phát từ sự hưng phấn và muốn khám phá mọi thứ xung quanh, nhưng nếu không được điều chỉnh kịp thời thì điều này sẽ dẫn đến khá nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống của cả chủ nuôi và boss đấy nhé

  • Khó tiếp nhận huấn luyện: Từ việc hạn chế trong khả năng tập trung cho đến những hành vi bốc đồng, thiếu suy nghĩ, việc huấn luyện và giáo dục những chú chó tăng động là một thách thức lớn. Để có thể huấn luyện thành công những chú chó hiếu động quá mức này, bạn phải là người thực sự kiên nhẫn cũng như có chiến lược phù hợp trong thời gian dài để giúp chú chó phát triển khả năng tập trung và kiểm soát hành vi tốt hơn.

ảnh chú chó cắn xé đồ đạc và giẻ lau thảm trong nhàNhững chú chó tăng động thường chạy nhảy, sủa nhiều, phá phách đồ đạc trong nhà khiến chủ nhân vô cùng đau đầu

Những nguyên nhân khiến một chú chó tăng động

Chú chó tăng động với những hành vi vượt ngoài tầm kiểm soát là một vấn đề phổ biến và nan giải mà nhiều chủ nuôi chúng ta phải đối mặt. Để có thể giải quyết triệt để và hiệu quả, trước hết ta cần phải hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Dưới đây chính là cái nhìn tổng quan về nguyên nhân khiến những chú chó trở nên tăng động mà beadoggo sẽ cùng bạn tìm hiểu.

Hạn chế về hoạt động thể chất

Hầu hết những chú chó đều là vật nuôi cực kỳ năng động. Vậy nên, việc vận động thường xuyên là cần thiết để chúng tiêu hao năng lượng và cảm thấy thoải mái hơn. Thế nhưng, vì nhiều lý do, một số chú chó đã không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu này dẫn đến năng lượng tích tụ không có cách nào giải tỏa. Hậu quả là những chú chó tăng động hơn, chúng thường xuất hiện những hành vi khó kiểm soát như nhảy nhót, sủa liên tục, hoặc chạy quanh nhà khiến chủ nhân vô cùng phiền muộn.

Bên cạnh đó, việc hạn chế về hoạt động thể chất còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như béo phì hoặc xương khớp. Vì vậy, việc dành thời gian dắt cún yêu đi dạo hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời là rất quan trọng. Điều này không chỉ đảm bảo chó được vận động đầy đủ, giúp chúng bình tĩnh hơn mà còn giữ sức khỏe của cún nhà bạn ở mức tốt nhất.

Thiếu kích thích về tinh thần

Bên cạnh hoạt động thể chất, những chú chó cũng cần sự kích thích từ môi trường xung quanh để phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Sự kích thích này lại bắt nguồn từ chính chủ nhân của chúng, từ các hoạt động như chơi đùa, huấn luyện hoặc tương tác với chủ nhân giúp chú chó phát triển trí não và kỹ năng xã hội. Nếu thiếu đi những tương tác này, những chú chó thường trở nên hiếu động, dễ gây rối hoặc phá phách trong nhà với mục đích thu hút sự chú ý của chủ nhân. 

ảnh chú chó ngồi bên cửa sổNhững chú chó thường rất sợ không gian bí bách và không được chạy nhảy thoải mái

Chứng lo âu hoặc căng thẳng

Những chú chó mắc chứng trầm cảm hoặc lo âu thường rất dễ trở nên tăng động như một cách để đối phó với cảm xúc bất ổn trong lòng mình. Những yếu tố dẫn đến tình trạng này tâm lý này ở chó có thể bao gồm sự thay đổi trong môi trường sống, thiếu sự chú ý từ chủ hoặc thậm chí là tiếng ồn lớn từ bên ngoài. 

Khi một chú chó không cảm thấy an toàn, chúng có thể xuất hiện một số tình trạng mất kiểm soát như chạy nhảy, sủa to,.. như một cách trốn tránh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của chú chó mà còn khiến bản thân người chủ căng thẳng và mệt mỏi hơn, gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa chủ nuôi và cún cưng nói chung.

Tính di truyền

Di truyền cũng là một yếu tố quan trọng làm nên tính cách của chú chó. Ví như một số giống chó như Border Collie hay Jack Russell Terrier có bản tính năng động hơn so với những giống khác.  Những chú chó này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ cần nhiều sự vận động như chăn gia súc hoặc săn bắt nên chúng có nhu cầu vận động và kích thích rất cao. Nếu không được đáp ứng nhu cầu này, chúng có thể trở thành những chú chó tăng động và khó kiểm soát. Vì thế, chủ nhân cần nắm rõ đặc điểm của giống chó mà mình nuôi để cung cấp đời sống hoạt động và tinh thần phù hợp, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của chúng.

ảnh hai chú chó chạy nhảy vui đùaMột số giống chó như Border Collie hay Jack Russell Terrier có bản tính năng động hơn so với những giống khác

Những thói quen xấu

Những thói quen xấu cũng góp phần dẫn đến sự tăng động ở chó. Thói quen này được hình thành từ việc chủ nuôi không kiểm soát những hành vi không đúng mực của chú chó như để chó tự do nhảy nhót hoặc chạy lung tung trong căn nhà hoặc đi vệ sinh không đúng nơi quy định trong một thời gian dài.

Điều này khiến chú chó cảm thấy không có giới hạn và dễ dàng trở nên tăng động. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình bạn mà còn có thể gây ra các tình huống nguy hiểm cho chính bản thân chú chó.

Những tác hại khi chó tăng động

Giống như chúng ta cùng nhau tìm hiểu, một chú chó tăng động không chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân chúng mà còn có thể gây ra nhiều tác hại cho gia đình và môi trường xung quanh. Và sau đây chính là những tác hại phổ biến nhất.

Phá hỏng đồ đạc trong nhà

Về cơ bản, một chú chó tăng động thường không thể kiểm soát được năng lượng và sự hiếu động của mình dẫn đến những hành vi phá phách, cắn xé đồ đạc trong nhà. Từ ghế sofa, giày dép,.. đến các vật dụng nhỏ khác đều có thể trở thành “nạn nhân" của những chú chó nghịch ngợm ấy. Điều này không chỉ khiến cho những người chủ nuôi tốn nhiều chi phí để sửa chữa, thay thế các vật dụng trong gia đình mà còn khiến chú chó gặp phải nguy hiểm nếu lỡ nuốt phải các vật thể nhỏ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.

ảnh một chú chó cắn đồ chơi con gà trên bãi cỏMột chú chó tăng động thường không thể kiểm soát được năng lượng và sự hiếu động của mình

Gây phiền phức cho hàng xóm

Những chú chó tăng động thường sủa rất nhiều, đặc biệt là khi chúng căng thẳng hoặc lo lắng quá độ. Điều này có thể gây ra rắc rối lớn cho những ngôi nhà xung quanh bạn, nhất là khi bạn sống trong khu dân cư hoặc chung cư. Bấy giờ, tiếng sủa của chú chó của chú chó không chỉ mang đến phiền phức cho gia đình bạn mà còn gây ra sự khó chịu cho những người hàng xóm xung quanh, thậm chí dẫn đến mâu thuẫn không đáng có.

Ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chủ và chó

Một chú chó tăng động khó kiểm soát cũng có thể mang đến nhiều sự thất vọng và mệt mỏi cho chủ nhân. Những cảm xúc tiêu cực kéo dài như thế sẽ dẫn đến việc những người chủ nuôi không còn muốn tương tác, chơi đùa với chú chó của mình nữa. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến tình cảm giữa bạn và cún yêu mà còn khiến niềm vui từ việc nuôi thú cưng ban đầu của bạn trở thành gánh nặng.

Nguy cơ gặp tai nạn

Những chú chó quá tăng động rất khó kiểm soát hành vi của mình khi ra ngoài. Chúng có thể bất ngờ chạy nhảy, lao nhanh không suy nghĩ, dẫn đến những tình huống nguy hiểm như va phải các vật cản hoặc thậm chí lao ra đường khi có xe chạy. 

Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân chú chó mà còn có thể gây tai nạn cho người xung quanh. Chính vì vậy, việc kiểm soát và huấn luyện chó để chúng điềm tĩnh hơn là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả bạn và cún cưng cũng như người khác khi ra ngoài.

ảnh một chú chó corgi chơi đùa với quả bóng trên bãi biểnNhững chú chó quá tăng động rất khó kiểm soát hành vi của mình khi ra ngoài dẫn đến nguy cơ gặp tai nạn

Khó khăn trong việc huấn luyện

Nhìn chung, những chú chó mắc chứng tăng động thường không có khả năng tập trung. Điều này khiến việc huấn luyện chúng trở thành một thách thức không nhỏ. Những bài tập huấn luyện cơ bản như đứng, ngồi hay đi vệ sinh đúng chỗ,.. đều có thể mất nhiều thời gian và công sức hơn so với những chú chó bình thường khác, bởi chúng dễ bị phân tâm và khó tiếp thu. Chính vì thế, chúng đòi hỏi người chủ cần kiên nhẫn và kiên trì hơn trong quá trình dạy dỗ.

Bạn đau đầu vì không bảo được chó hư? Hướng dẫn cách dậy chó siêu ngoan không dùng đòn roi

Top 5 phương pháp hiệu quả giúp chú chó của bạn điềm tĩnh hơn

Bạn thân mến, với những tác hại mà nêu trên thì chúng ta phải thừa nhận một điều rằng việc nuôi dưỡng và chăm sóc một chú chó hiếu động quả thật rất phiền phức và mệt mỏi đúng không nào? Nhưng bạn đừng quá lo lắng, vì beadoggo sẽ giúp những chú chó nghịch ngợm ấy trở nên ngoan ngoãn và điềm tĩnh hơn với 5 phương pháp hiệu quả sau đây.

Tăng cường hoạt động thể chất

Như chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu trước đó, thiếu vận động là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc chó tăng động. Vậy nên, việc tích cực tăng cường các hoạt động thể chất cũng là một trong những phương pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. 

Hãy tạo ra thật nhiều cơ hội để chú chó nhà bạn được vận động, từ đi dạo, chơi trò ném bắt đến các môn thể thao dành riêng cho chó. Những hoạt động này không chỉ giúp tiêu hao năng lượng dư thừa mà còn giúp chó cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn, làm mối quan hệ giữa chủ nuôi và thú cưng thêm phần khăng khít.

ảnh chú chó trắng vui vẻ cười tươi đi trên bãi cỏHãy tạo ra thật nhiều cơ hội để chú chó nhà bạn được vận động

Cung cấp kích thích tinh thần

Bên cạnh các hoạt động thể chất thì sức khỏe tinh thần của chú chó cũng là điều cần được quan tâm. Bởi lẽ, thiếu đi các kích thích tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng động của chó. Để làm được điều này, bạn nên dành nhiều thời gian cho boss nhà mình hơn và cùng chúng tham gia nhiều trò chơi thú vị như giải đố, trốn tìm,.. hoặc tiếp nhận huấn luyện với những mệnh lệnh thú vị nhằm giúp chú chó rèn luyện trí não và tránh được cảm giác nhàm chán cũng như trở nên thông minh hơn.

Thiết lập thói quen ổn định

Không giống như con người chúng ta đối diện với mọi thứ xung quanh bằng lí trí, chó sống dựa vào thói quen. Vì thế, việc thiết lập một lịch trình ổn định cho boss với các hoạt động hàng ngày như ăn uống, đi dạo và nghỉ ngơi có thể giúp chúng cảm thấy an toàn và ít căng thẳng hơn.

Ví như khi chú chó biết rằng chúng sẽ được chủ nhân dẫn ra ngoài chơi vào một thời điểm cố định trong ngày thì chúng hầu như sẽ không quá háo hức hay mất kiểm soát trong những khoảng thời gian khác. Để làm được điều này, bản thân người làm chủ như chúng ta cũng phải thực sự kỷ luật và nghiêm túc thực hiện đấy nhé.

ảnh ba chú chó poodle vui vẻ ngồi trên bức tường gạchChó của bạn sẽ rất ngoan và nghe lời nếu biết sẽ được đi chơi khi đến giờ

Tạo ra một không gian sống an toàn và thoải mái

Một môi trường sống an toàn và thoải mái cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình chữa căn bệnh tăng động cho chú chó nhà bạn. Nếu chú ta dễ bị căng thẳng do tiếng ồn lớn hoặc sự thay đổi trong môi trường sống, hãy tạo cho chúng một không gian yên tĩnh, ít bị quấy rầy. Điều này giúp giảm bớt sự lo lắng và giúp chú chó cảm thấy an toàn hơn, từ đó giảm thiểu những hành vi quá khích.

Quá trình huấn luyện bài bản

Khi giải quyết những vấn đề nan giải xoay quanh những chú doggo, quá trình huấn luyện bài bản là phương pháp quen thuộc nhưng vô cùng hiệu quả. Bởi lẽ, quá trình này không chỉ giúp các boss ngoan ngoãn và dễ thích nghi với cuộc sống trong gia đình mà còn giúp chú học được cách kiềm chế bản thân cũng như phát triển những kỹ năng cần thiết.

Bạn có thể bắt đầu với các bài tập cơ bản như "ngồi", "đứng", "nằm" rồi dần dần nâng cao với các bài tập phức tạp hơn và đừng quên tham quan danh mục huấn luyện của chúng tôi để có thêm cho mình “kiến thức”, “kinh nghiệm” và “trải nghiệm” nhé. Khi thực hiện phương pháp này, tình yêu thương và sự kiên nhẫn cũng là điều mà bạn cần lưu ý. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho chú chó và đừng quên khen thưởng mỗi khi chúng hoàn thành tốt bài luyện tập. Điều này không chỉ giúp chú chó cảm thấy tự tin hơn mà còn khiến cho mối quan hệ giữa đôi bên thêm tốt đẹp.

Tham khảo thêm: 7 hiệu lệnh huấn luyện chó đơn giản mà hiệu quả cho bạn nhàn tênh

ảnh một chú chó đốm trắng đen đập tay với chủ nhânHuấn luyện chó của bạn một cách bài bản là cách vô cùng hiệu quả để kiểm soát chứng tăng động

Lời kết

Thông qua bài viết này, beadoggo hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xoay quanh chứng tăng động ở chó. Chúng tôi hiểu rằng việc chăm sóc và nuôi dưỡng một chú chó tăng động quả thực là một thách thức không nhỏ đối với những người yêu thú cưng chúng ta bởi những rắc rối mà chúng mang lại. Thế nhưng với sự kiên nhẫn, tình yêu thương và những phương pháp phù hợp, chúng ta hoàn toàn có thể giúp chúng trở nên điềm tĩnh và ngoan ngoãn hơn, xứng đáng là người bạn đồng hành tuyệt vời. Cảm ơn bạn đã đón đọc, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.


Nội dung liên quan

Huấn luyện chó ngủ đúng chỗ. Việc tưởng chừng khó nhưng thực ra rất đơn giản.
Huấn luyện chó ngủ đúng chỗ. Việc tưởng chừng khó nhưng thực ra rất đơn giản.

Bạn có bao giờ có ý định muốn quy hoạch cho chú chó cưng của mình ngủ đúng vị trí mà bạn đã sắp xếp cho chúng. Hãy cùng tìm hiểu cách để huấn luyện chó ngủ đúng chỗ tại đây nhé.

Mách bạn: khiến boss ngoan hơn đáng kể bằng những tips đơn giản
Mách bạn: khiến boss ngoan hơn đáng kể bằng những tips đơn giản

Việc huấn luyện chó là một điều vô cùng quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng. Cùng tìm hiểu những kỹ năng để quá trình huấn luyện chó được thực hiện dễ dàng và suôn sẻ hơn.

Bình luận