8 căn bệnh thường gặp ở chó con bạn nên biết
Trong quá trình chăm sóc chó, đặc biệt là những chú chó con bé bỏng thì có lẽ điều các “sen” sợ nhất là boss nhà bị bệnh đúng không nào? Đó sẽ là khoảng thời gian khó khăn và tiêu hao cả về vật chất lẫn thời gian để điều trị đối với cả chủ lẫn chó. Nhưng đừng quá lo lắng, bởi bạn hoàn toàn có thể trang bị đầy đủ kiến thức để phòng hờ trường hợp chó bệnh và có cách chăm sóc các chú cún nhỏ hợp lý hơn. Để làm được điều đó, mời bạn cùng Beadoggo tìm hiểu nhé.
Top 8 căn bệnh ở chó con
Bệnh Parvo
Bệnh Parvo hay còn được biết đến với cái tên là bệnh viêm ruột truyền nhiễm, đây là một căn bệnh nguy hiểm và cũng là bệnh thường gặp ở chó con nhiều nhất.
Parvo do một loại virus có tên là Canine Parvovirus hay còn gọi tắt là CPV gây ra, là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính với tỷ lệ tỷ vong cao và nguy cơ lây nhiễm rất dễ dàng. Chỉ cần tiếp xúc dù trực tiếp hay gián tiếp với phân hay những chất thải chứa virus thì chó con sẽ ngay lập tức nhiễm bệnh. Ngoài ra với những trường hợp được ghi nhận, chó bệnh thường là những chú chó dưới một tuổi, đặc biệt là còn nằm trong giai đoạn 1 đến 6 tháng tuổi.
Để có thể nhận biết liệu chó con có mắc bệnh hay không, bạn cần quan sát biểu hiện của cún cưng nhà mình. Một số biểu hiện phổ biến dễ nhận biết ở những chú chó bệnh bao gồm:
- Tiêu chảy ra máu
- Nôn mửa và chán ăn hay thậm chí là bỏ ăn
- Cơ thể mệt mỏi và ít hoạt động
- Nằm lì một chỗ
Nếu cún cưng của bạn có những biểu hiện như trên thì hãy đưa chúng đến cơ sở chăm sóc thú y gần nhất càng sớm càng tốt và cũng nên nhận biết chó bệnh đang mắc phải dạng nào.
Về cơ bản, bệnh Parvo sẽ có ba dạng:
- Dạng đường ruột: Là dạng phổ biến nhất. Có những triệu chứng bao gồm: đi ngoài ra máu, chất thải có mùi tanh, nôn ói(nhẹ thì là bọt trắng còn nặng có thể lẫn máu bên trong)
- Dạng viêm cơ tim: Dạng bệnh này chưa có triệu chứng rõ ràng nên thường rất rõ để nhận biết, tuy nhiên đây là dạng nguy hiểm nhất của bệnh.
- Dạng viêm ruột kết hợp: Đây là dạng bệnh có thời gian chết nhanh nhất vì chó sẽ chết trong 24h kể từ lúc triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Những triệu chứng bao gồm: tiêu chảy nặng, mất máu, mất cân bằng điện giải, sốc tim, phù phổi,...
Như câu nói "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", trước khi virus có nguy cơ lây lan và xâm nhập với cún cưng thì bạn nên chuẩn bị những phương pháp phòng bệnh, đặc biệt là đưa chó đi tiêm vaccine, đây cũng là phương pháp hiệu quả nhất. Ngoài ra, nếu chó mẹ đã được tiêm phòng vaccine thì chúng có thể truyền kháng thể chống bệnh cho cún con thông qua sữa.
Bệnh Parvo là bệnh thường gặp ở chó con hay còn được biết đến với cái tên là bệnh viêm ruột truyền nhiễm
Bệnh Care
Care còn có tên khác là Sài sốt hay Distemper là cái tên tiếp theo trong danh sách những căn bệnh thường gặp ở chó con. Cũng như Parvo, đây là một căn bệnh nguy hiểm.
Care là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus tên Canine Distemper thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbillivirus gây ra. Khả năng lây lan của bệnh tương đối nhanh, tỷ lệ tử vong tương đối cao, có khả năng lây lan nhanh chủ yếu qua hai con đường hô hấp và tiêu hóa. Tuy nói bệnh này xảy ra ở mọi loài chó, mọi lứa tuổi nhưng số lượng chó bệnh được thống kê nhiều nhất là những chú cún con ở trong độ tuổi 3 đến 6 tháng tuổi.
Care là căn bệnh có triệu chứng khá rõ ràng, bạn có thể quan sát một số dấu hiệu bất thường của chó con như sốt cao, gặp khó khăn trong quá trình hô hấp, dạ dày ruột bị viêm cấp, có các triệu chứng về thần kinh,... Trung bình thời gian ủ bệnh của bệnh Care thường chỉ trong 3 đến 6 ngày và lâu nhất là 17 đến 21 ngày. Đặc biệt tỷ lệ chó bệnh tăng cao và nhanh nhất là vào mùa đông xuân.
Trong thời gian nhiễm bệnh, Care chia làm bốn giai đoạn với những dấu hiệu và hậu quả riêng biệt:
- Mới phát bệnh: Biểu hiện giống cao, viêm ruột, ho nhẹ, chảy nước mũi,... Cơn sốt trong thời gian này sẽ kéo dài liên tục trong 2-3 ngày và sau đó tự thuyên giảm, nhưng cún sẽ lười ăn và có dấu hiệu tiêu chảy nhẹ. Qua 2-4 ngày thì các dấu hiệu về triệu chứng biến mất hoàn toàn nhưng chúng vẫn ăn ít, thần kinh không còn nhạy bén như trước, gương mũi bị khô.
- Trung bệnh: Từ 1 đến 2 tuần thì sẽ bước sang giai đoạn hai với những dấu hiệu như thân nhiệt tăng trên 30 độ C, kém chảy nước mũi, ho như bị hóc xương, hô hấp nhanh, giác mạc đỏ hồng,...
- Hậu kỳ: Thân nhiệt dần quay về trạng thái bình thường, nếu có sốt thì chỉ là những cơn sốt nhẹ. Tuy nhiên chó sẽ ho dữ dội, dử mũi bị khô và thành dạng mũ, mắt loét, mắt biển nhỏ hay thậm chí không thể mở mắt đo dử mắt thành mủ, sụt cân nhanh, kén ăn, phân có thể lẫn máu hoặc niêm mạc ruột,...
- Cuối cùng: Nếu đến giai đoạn này bạn mới kịp phát hiện thì không may khi phải nói rằng tỷ lệ tử vọng của cún cưng hiện tại đã lên đến 99%, gần như tuyệt đối. Đây sẽ là quãng thời gian chó bỏ ăn, phân lẫn cấp, gầy nhanh, hốc mắt trũng sâu, lông xơ xác, đi xiêu vẹo và chết sau 12-24h. Và từ 10 ngày trở lên từ thời gian nhiễm bệnh, chó bệnh sẽ gặp những triệu chứng như co giật, đâm sầm vào tường, sùi bọt mép,...
Dù rất nguy hiểm nhưng hiện tại bệnh Care vẫn chưa có thuốc đặc trị. Người ta thường điều trị căn bệnh này bằng cách tích cực chống lại những tác hại của bệnh đối với sức khoẻ của các boss. Vậy nên, nếu chẳng may ở nhà có chó con bị bệnh care, bạn cần bổ sung nước và các chất điện giải bị mất đi do tiêu chảy cho chúng càng sớm càng tốt. Đồng thời hãy tăng cường sức đề kháng và phòng nhiễm trùng kế phát cũng như đưa cún cưng đến cơ sở thú y gần nhất để được thăm khám.
Bệnh Care là một trong những căn bệnh thường gặp ở chó con
Ký sinh trùng đường ruột
Mắc phải những căn bệnh liên quan đến ký sinh trùng hay cụ thể là giun cũng không hiếm với loài chó, vì thế chẳng mấy ngạc nhiên khi cái tên này xuất hiện ở danh sách bệnh thường gặp ở chó con ngày hôm nay.
Nguyên nhân gây nên loại bệnh này là do những loài giun như giun tròn hoặc giun móc. Con đường lây nhiễm của chúng sẽ qua đường tiêu hóa, cụ thể là qua phân và miệng. Khi chó bị nhiễm bệnh, chúng sẽ thải trứng hoặc ấu trùng khi đi ngoài và những chú chó khác sẽ bị nhiễm bệnh nếu vô tình ăn phải thức ăn, nước uống bị ô nhiễm bởi phân.
Khi thấy chó có dấu hiệu tiêu chảy thì tốt nhất bạn đừng tự điều trị tại nhà mà hãy đưa chúng đến tìm bác sĩ thú y để được chẩn đoán bệnh và điều trị hiệu quả. Trong trường hợp nhẹ và trung bình, bác sĩ sẽ phải xét nghiệm phân dưới kính hiển vi để giám định. Còn trong trường hợp nghiêm trọng, bạn thậm chí có thể thấy giun khi chó bệnh đi ngoài.
Vì biết được con đường lây lan nên để phòng bệnh, bạn nên vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo về nguồn thực phẩm, nước uống của chúng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh cũng như cho uống thuốc xổ giun hằng tháng.. Các loại giun đường ruột thì điều trị bằng thuốc tẩy giun như Pyrantel hoặc Praziquantel, ký sinh trùng đơn bào thì điều trị bằng những loại thuốc như Metronidazole hoặc Sulfadimethoxine.
Bệnh ký sinh trùng đường ruột ở chó do những loài giun như giun tròn hoặc giun móc gây ra
Bệnh giun tim
Giun tim hay Heartworms, là bệnh là bệnh nguy hiểm với khả năng tử vong ở nhiều quốc gia trên thế giới, cũng là một trong những cái tên thuộc nhóm bệnh thường gặp ở chó con. Đây là một loại bệnh ký sinh do giun chỉ Dirofilaria immitis gây ra. Những con giun này sẽ ký sinh ở tim làm giãn tim và động mạch của phổi gây ra tắc nghẽn. Sau tầm 75 đến 120 ngày thì ấu trùng được truyền bởi muỗi sẽ phát triển thành giun non và di chuyển vào trong máu, đi qua tim và dừng ở phổi rồi phát triển thành giun trưởng thành.
Khi chó bệnh, những triệu chứng dễ thấy nhất sẽ là ho, vận động kém, cơ thể yếu, nhưng những dấu hiệu này sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ lây nhiễm. Bệnh giun tim sẽ được chia làm 4 cấp độ khác nhau:
- Cấp độ 1: Không có triệu chứng rõ ràng, thi thoảng chó sẽ ho
- Cấp độ 2: Cho ho thường xuyên và không chịu vận động mức trung bình
- Cấp độ 3: Cơ thể chó bị suy nhược với những dấu hiệu như giảm cân, lông nhờn, cơ bắp giảm, tích dịch xoang bụng
- Cấp độ 4: Màu ở tim giảm do giun trưởng thành cư ngụ nhiều, và giai đoạn này đã không thể điều trị vì ở thời điểm quá nặng
Về hậu quả, giun tim sẽ gây ảnh hưởng đến van tim, làm giảm lượng máu mà tim cung cấp cho các cơ quan khác và gây ra những vấn đề liên quan đến phổi, gan, thận, phá hủy mô phổi, chấn thương gan,...
Để phòng bệnh, bạn nên dùng thuốc diệt ấu trùng ký sinh trong mũi, và trước đó bạn nên đưa cún đi xét nghiệm để chắc rằng cún cưng không mắc bệnh giun tim, sau đó dùng thuốc hằng tháng. Trường hợp chẳng may chó con đã mắc bệnh, để điều trị ấu trùng, bạn có thể sử dụng những loại thuốc như Heartsaver Plus Chewable Small, Heartsaver Plus Chewable Large với tần suất 1 viên/tháng. Còn với giun trưởng thành thì dùng Aspirin, Levamisol HCI, Immidicide,...
Để điều trị ấu trùng ở chó, bạn có thể sử dụng những loại thuốc như Heartsaver Plus
Bệnh cầu trùng Coccidia
Cầu trùng là một dạng ký sinh trùng thuộc nhóm động vật đơn bào nguyên sinh. Trong đó loại cầu trùng thường gặp là Isospora Canis sống ở đường ruột chó, gây ra bệnh tiêu chảy với những chú cún dưới 6 tháng tuổi.
Triệu chứng dễ nhận biết nhất chính là tiêu chảy, mức độ triệu chứng còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Trong phân của chó có thể có máu và dịch nhầy trong những trường hợp nặng. Thậm chí cũng có thể nôn mửa, chán ăn, bỏ ăn và mất nước sau đó là tử vong.
Cầu trùng phân tán theo phân của chó mang mầm bệnh, vì vậy bạn cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nước uống cho chúng. Và khi chó bệnh, bạn có thể dùng những sản phẩm điều trị như Sulfadimethoxine, Trimethoprim-sulfadiazine. Cả hai loại thuốc trên đều có hiệu quả tương tự trong điều trị và phòng bệnh cầu trùng. Chúng có tác dụng kìm hãm sự sinh sản của ký sinh trùng, cho kháng thể thêm thời gian hình thành và đến các cơ quan.
Cầu trùng sống ở đường ruột chó, gây ra bệnh tiêu chảy với những chú cún dưới 6 tháng tuổi
Bệnh hạ đường huyết
Cũng như con người, chó cũng có nguy cơ bị hạ đường huyết nếu không được cho ăn đầy đủ hay đúng thời điểm, và đó cũng là lý do vì sao nó được xem như một căn bệnh thường gặp ở chó con. Bệnh xảy ra khi insulin trong cơ thể có quá ít, không đủ để duy trì đường huyết ổn định, ngoài ra cũng có thể là do chấn thương hay bệnh lý liên quan đến gan, thận hay thậm chí là nhiễm trùng.
Khi bị hạ đường huyết, chó bệnh sẽ có những dấu hiệu đặc trưng như: đói bụng, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, co giật, da trở nên vàng hoặc bạc, buồn nôn, khó thở và một số hành vi bất thường khác. Nếu cún cưng của bạn không may gặp bất kỳ triệu chứng nào như trên, hãy lập tức đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để kịp thời chữa trị.
Để phòng ngừa, bạn nên đảm bảo khẩu phần ăn của cún cưng luôn đầy đủ các chất dinh dưỡng và trọng lượng phù hợp cũng như ăn đúng giờ giấc. Khi điều trị bệnh, bạn nên lựa chọn phương pháp phù hợp tùy vào mức độ của bệnh. Nếu không quá nghiêm trọng thì bạn chỉ cần tăng lượng thức ăn hoặc tiêm glucose để đưa mức đường huyết về trạng thái ổn định. Còn nếu trong trường hợp nghiêm trọng thì bạn cần đưa cún cưng đi nhập viện để nhận được sự can thiệp y tế kịp thời nhé.
Khi bị hạ đường huyết, chó sẽ có những dấu hiệu đặc trưng như: đói bụng, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, co giật, da trở nên vàng hoặc bạc,...
Bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở chó con, đặc biệt là với những chú chó dưới 6 tháng tuổi, chó được nhập khẩu, chó chuyển vùng khi thời tiết rét lạnh, ẩm ướt. Bệnh có nguy cơ lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh sẽ có thời gian ủ là từ 1 đến 3 tuần dù ban đầu chó vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không sốt và khó để nhận biết. Về triệu chứng, chó bệnh sẽ có những biểu hiện như ho khạc, mắt mờ, có ghèn, sốt, nghẹt mũi, khó thở hoặc thở dốc, hắt hơi hoặc chảy nước mũi, chán ăn,...
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, chó bệnh sẽ sụt cân nhanh chóng và mắc phải những bệnh khác do đề kháng yếu như: Parvo, Care, tiêu chảy, nôn ra dịch nhớt vàng từ dạ dày lẫn nhớt, rối loạn chức năng gan, thận, chết đột ngột do thiếu oxy, mất nước, trụy tim,... Bệnh có nguy cơ kéo dài cao, có thể lên đến hai tháng và nguy cơ tái phát bệnh cao, tỷ lệ tử vong lớn.
Khi điều trị, bạn có thể sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, thuốc giãn phế quản và chống viêm. Còn trong trường hợp khó ở thì nên đưa chúng đến bệnh viện để điều trị. Tuy nhiên đó là cách điều trị cho bệnh ở thể cấp, còn ở thể mãn tính thì sẽ khó khăn hơn. Thuốc chống viêm, chống ho, giãn phế quản sẽ giúp chúng thấy thoải mái, thuốc kháng sinh dùng khi nhiễm khuẩn, đặc biệt nên chú ý đến vấn đề cân nặng.
Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở chó con. Bệnh có nguy cơ lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh ghẻ Demodex
Còn được biết đến với tên bệnh xà mâu, là bệnh liên quan đến da và cũng là bệnh cuối cùng trong danh mục bệnh thường gặp ở chó con trong bài viết này. Bệnh do một loại ký sinh trùng có tên là Demodex gây ra. Chúng sẽ đào sâu và làm tổ dưới da chó, là nguyên nhân của những cơn đau và vết thương nặng. Chúng được mệnh danh là sát thủ đâm chọc vì chúng chuyên đào khoét và nằm sâu trong bao lông, hút đi chất dinh dưỡng, dịch nhờn của chó bệnh, gây tổn thương cho da, khiến lông rụng nhiều.
Demodex gây tổn thương nặng quanh vùng mí mắt, mặt và gan bàn chân của chó. Là nguyên nhân của phần ra rụng lông, khiến da chảy dịch huyết tương lỏng, mùi hôi đặc trưng. Để nhận biết chó có bị bệnh hay không, dấu hiệu đầu tiên là hãy quan sát xem chó của bạn có bị rụng nhiều lông hay không. Ngoài ra hãy chú ý đến da của chúng, nếu xuất hiện nhiều vảy gàu, nốt đỏ lấm tấm, đóng vảy thì khả năng cao là chó của bạn đã bị ghẻ.
Vì gây bệnh trên da nên phương pháp điều trị chủ yếu là tắm rửa thường xuyên. Hãy đun đặc một số loại lá chát, chúa đắng như lá lá xoan, khế, xà cừ,.. để tắm cho chó. Đặc biệt là không được tắm cho chó bệnh bằng xà phòng thường mà hãy sử dụng những loại xà phòng trung tính chuyên trị ghẻ có chứa Benzoyl peroxide như OxyDex hoặc Pyoben. Đối với chó lông dài, bạn phải sấy khô lông ngay sau tắm, và hãy chăm sóc bộ lông thường xuyên.
Demodex gây tổn thương nặng quanh vùng mí mắt, mặt và gan bàn chân của chó.
Lời kết
Vậy là thông qua bài viết ngày hôm nay, beadoggo đã cùng bạn tìm hiểu những thông tin liên quan đến những bệnh thường gặp ở chó con cũng như cách để phòng hờ và điều trị. Mong rằng bạn bạn đã có cho mình những kiến thức, trang bị cần thiết để “đối phó” với những căn bệnh này và giữ cho chó con luôn khoẻ mạnh. Cảm ơn bạn đã đón đọc, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.
Bài viết liên quan
Cẩn thận với 5 bệnh chó dễ mắc mùa nắng nóng
Bệnh lyme, cháy nắng, mất nước hay viêm da dị ứng là những căn bệnh chó dễ mắc phải khi vào mùa nắng nóng. Làm sao để đề phòng và chữa trị khi chó mắc phải những bệnh này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở đây!