Top 5 căn bệnh thường gặp ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Ông bà xưa có câu, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Khi nuôi 1 chú chó, bên cạnh việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản như ăn uống, tắm rửa, vui chơi, thì việc trang bị những kiến thức về sức khoẻ luôn là điều cần thiết mà ai cũng nên biết Một số căn bệnh như bệnh Care, bệnh dại, viêm gan hay Pravo,.. là những căn bệnh thường gặp ở chó và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chúng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Có ai đó từng ví von thế này: “Việc nuôi chó cũng giống như nuôi một đứa trẻ trong nhà”. Bởi quá trình nuôi dưỡng một chú chó chưa bao giờ là dễ dàng. Bên cạnh việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản của chúng như ăn uống, tắm rửa, vui chơi,.. Để chú chó của mình được phát triển khỏe mạnh nhất, người chủ nuôi cũng cần phải theo dõi và chú ý đến sức khỏe của chúng để kịp thời phát hiện và điều trị những căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của thú cưng. Giống như 5 căn bệnh thường gặp ở chó mà chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết này.
Bài viết này có gì?
Top 1: Bệnh Care
Bệnh Care là một trong những căn bệnh thường gặp ở chó, căn bệnh truyền nhiễm này khá nguy hiểm, khó chữa trị ở chó và có tỉ lệ tử vong cao nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Căn bệnh này đến từ một dạng virus ARN thuộc họ Paramyxoviridae. Dạng virus này hình thành và phát triển mạnh mẽ ở những nơi có khí hậu nóng ẩm và rất dễ truyền nhiễm trong cộng đồng thú cưng ( Đặc biệt là những chú doggo còn nhỏ, từ 3 đến 6 tháng tuổi )
Nguyên nhân
Bệnh Care xuất hiện ở những chú chó chủ yếu là thông qua phương thức lây truyền từ việc tiếp xúc với nước tiểu, nước mũi hoặc dịch của những con chó ốm. Quá trình tiếp xúc càng nhiều thì tỉ lệ bị truyền nhiễm bệnh Care càng cao.
Ngoài ra, virus cũng có thể bám trên đồ ăn, đồ chơi hoặc các vật trung gian và lây nhiễm từ đó
Bệnh Care xuất hiện ở chó thông qua phương thức lây truyền từ việc tiếp xúc với nước tiểu, nước mũi hoặc dịch của những con chó ốm (ảnh: chotot)
Triệu chứng
Khi chẳng may mắc phải bệnh Care, những chú chó của chúng ta thường xuất hiện những triệu chứng sau đây:
- Ủ rũ, chán ăn và lười vận động.
- Sốt cao từ 40-41 độ C, nhưng sau 48h thì thân nhiệt sẽ giảm xuống còn 37 đến 38 độ.
- Thường có vấn đề về viêm mũi, thanh quản, khí quản,.. Hoặc có hiện tượng khó thở và chảy nước mắt không kiểm soát.
- Xuất hiện các vấn đề về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột, chán ăn và tiêu chảy.
- Vùng da ở đùi, bẹn, mi mắt xuất hiện nhiều vết mụn đỏ, các vết mụn này có chứa vi khuẩn.
- Kích thước bàn chân tăng đột biến, da ở phần chân bị nứt gây ra cảm giác đau đớn vô cùng.
Cách điều trị
Trước khi tìm ra liệu pháp điều trị tốt nhất, trong trường hợp trong nhà còn những thú cưng khác, bạn cần cách ly chú chó bệnh với chúng do loại virus này có tốc độ lây nhiễm rất nhanh.
Đồng thời, hãy tiến hành cung cấp cho chúng thật nhiều nước vì căn bệnh này sẽ dẫn đến tình trạng mất nước vô cùng nghiêm trọng và đưa những chú chó đến gặp bác sĩ thú y nhanh nhất có thể bởi bệnh Care chuyển biến rất nhanh và phức tạp.
Top 2: Bệnh dại
Nhắc đến những căn bệnh thường gặp ở chó mà không kể đến bệnh dại thì quả là một thiếu sót to lớn đúng không nào? Phải nói đến những năm 80 90 ở Việt Nam thì tỉ lệ những chú chó bị mắc bệnh dại đã rất cao. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở thú cưng do virus dại gây ra.
Nguyên nhân
Căn bệnh phổ biến ở chó này sẽ lây truyền thông qua 2 phương thức là trực tiếp và gián tiếp.
- Trực tiếp: Đây là hình thức lây truyền khi chú chó của bạn bị thương do bị cắn hoặc đánh nhau với những con chó hoặc những loài động vật bị bệnh dại khác.
- Gián tiếp: Ngoài ra, virus dại cũng có thể lây nhiễm sang thú cưng của bạn thông qua các vết thương hở chưa lành từ việc tiếp xúc với nước bọt hoặc chất dịch có chứa Lyssavirus.
Virus dại sau khi vào cơ thể sẽ cố gắng tiếp xúc với hệ thần kinh trung ương và tủy sống để gây ảnh hưởng hoặc kiểm soát hệ thần kinh của những chú chó.
Triệu chứng
Khi chẳng may mắc căn bệnh dại, chú chó sẽ trải qua hai thời kỳ diễn biến với những dấu hiệu rõ rệt:
- Giai đoạn đầu tiên: Ở giai đoạn này, tuy tâm lý của chó chưa có nhiều biểu hiện bất thường lắm. Nhưng vẫn sẽ xuất hiện những hành vi bất thường ở chó như cắn và sủa không lý do vì lúc này hệ thần kinh của chúng dần mất khống chế.
- Giai đoạn tiếp theo: Đến giai đoạn này, các dấu hiệu sẽ xuất hiện nhiều và rõ ràng hơn do bấy giờ viruss đã xâm chiếm và kiểm soát hệ thần kinh của chó. Những chú chó mắc bệnh dại sẽ có xu hướng nổi loạn và có nhiều hành vi mất kiểm soát.
Chúng rất dễ kích động bởi những tiếng động mạnh hoặc khi tiếp xúc với người lạ. Đồng thời, chúng sẽ trở nên rất hung hăng và sẵn sàng tấn công con người, kể cả là chủ nhân.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, cơ thể của chó cũng xuất hiện nhiều dấu hiệu rõ ràng. Nhưng hàm trễ, mắt đỏ ngầu, sùi bọt mép, gầy gò hơn và dáng đi xiêu vẹo, mất thăng bằng.
Cách điều trị
Theo nhận định của tổ chức y tế thì hiện nay bệnh dại vẫn chưa có cách điều trị. Bạn chỉ có thể tích cực phòng tránh cho chú chó nhà mình bằng cách tiêm vắc xin định kỳ mỗi năm khi chúng từ 6 tháng tuổi trở lên.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế thả rông và cần kiểm soát chặt chẽ khu vực vui chơi cũng như những loài động vật mà chúng tiếp xúc để tránh mầm dại từ môi trường bên ngoài.
Bạn có thể phòng tránh bệnh dại cho chú chó nhà mình bằng cách tiêm vắc xin định kỳ mỗi năm khi chúng từ 6 tháng tuổi trở lên (ảnh: petpro)
Top 3: Bệnh Lepto ( Xoắn khuẩn )
Lepto cũng là một trong những căn bệnh thường gặp ở chó, tuy không gây tử vong nhiều ở chó như bệnh dại hay Care thì mức độ nguy hiểm cũng không phải là ít. Lepto là một dạng bệnh truyền nhiễm phổ biến giữa người và gia súc. Bệnh này rất dễ gặp ở chó, dù là ở độ tuổi nào và có xu hướng xuất hiện nhiều ở chó đực.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính gây ra bệnh Lepto thường xuất phát từ việc chú chó của chúng ta tiếp xúc với những môi trường nhiễm khuẩn như nguồn nước, chuồng trại, nước tiểu hoặc bị cắn bởi những con vật mang mầm bệnh. Đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, loài vi khuẩn Lepto càng phát triển mạnh mẽ.
Triệu chứng
Thông thường, biểu hiện của bệnh Lepto ở chó thường được chia làm 3 loại:
- Không có biểu hiện
- Biểu hiện thoáng qua rồi tự biến mất
- Trở nặng và tử vong
Khi chó đã nhiễm bệnh mà không có biểu hiện hoặc có rồi tự hết tức là sức đề kháng của chúng khá mạnh mẽ và không cần phải lo lắng. Còn đối với trường hợp bệnh Lepto trở nặng, chó sẽ có những biểu hiện sau:
- Chó vàng da, vàng niêm mạc
- Đi tiểu nhiều hoặc ít bất thường, đồng thời nước tiểu có màu vàng đậm ( Bệnh Lepto có thể gây suy thận )
- Đi đại tiện không kiểm soát, thường gây tiêu chảy
- Buồn nôn
- Khó thở ( Có thể đã bị viêm phổi )
- Sưng chân và đau cơ
- Nước bọt chảy ra từ miệng có chứa máu
- Chảy máu bên trong cơ thể có thể thấy ở những vùng da mỏng hoặc vết thương
Bệnh Lepto gây ra tình trạng vàng da và vàng niêm mạc ở chó (ảnh: bizweb)
Cách điều trị
Để chú chó của chúng ta nhanh chóng khỏi bệnh và khỏe mạnh trở lại, bạn cần thực hiện những điều sau:
- Bổ sung nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển về thể chất của chó
- Sử dụng các loại thuốc có chứa Penicillin, Hanoxylin, Doxycycline,.. trong quá trình điều trị hoặc các loại kháng sinh.
- Cho chó sử dụng các loại thuốc chống nôn để giảm thiểu tình trạng nôn mửa và thuốc điều trị các triệu chứng của gan cũng như uống sắt để phục hồi lại lượng máu bị mất.
- Khi các dấu hiệu đã thuyên giảm ( Kiên trình sử dụng thuốc và bồi dưỡng ít nhất đủ 14 ngày ) thì hãy nhanh chóng đưa thú cưng đến bác sĩ thú y để kiểm tra và có liệu pháp điều trị dứt điểm
Top 4: Bệnh viêm gan
So với người, bệnh viêm gan không thường xảy ra ở động vật. Nhưng chúng tôi vẫn xếp căn bệnh này vào một trong những căn bệnh thường gặp ở chó, vì một khi mắc bệnh gan mà không được điều trị kịp thời thì tính mạng của chó có thể bị đe dọa. Bởi khi mắc bệnh, chức năng gan ở chó sẽ bị suy kiệt và tổn thương trong thời gian dài.
Nguyên nhân
Bệnh gan ở chó có thể bị gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Một số căn bệnh truyền nhiễm ( Điển hình là Lepto ) xảy ra ở chó có thể dẫn đến viêm và rối loạn chức năng gan.
- Nhiễm độc và vi khuẩn từ môi trường bị ô nhiễm
- Một số loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị một số căn bệnh khác nếu sử dụng trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến viêm gan ( Giống như thuốc điều trị bệnh nấm ngứa hoặc một số kháng viêm steroid )
- Bên cạnh đó, tình trạng lưu trữ đồng cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm gan. Đây là tình trạng xảy ra do sự tích tụ nguyên tố đồng bất thường trong lá gan của chó dẫn đến tổn thương và hình thành sẹo trên gan.
Triệu chứng
Thông thường, một chú chó mắc bệnh gan sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình như:
- Ủ rũ, mệt mỏi và di chuyển chậm chạp do cơ thể đã suy yếu
- Chán ăn, ăn ít hoặc gần như không ăn
- Đi tiểu tiện rất nhiều, không kiểm soát và có xu hướng uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất
- Niêm mạc bị vàng do quá trình lọc chất thải không diễn ra hiệu quả
- Có thể xảy ra tình trạng động kinh do sự tích tụ của amoniac trong hệ thống gan
Khi mắc bệnh gan, chó thường ủ rũ, mệt mỏi và di chuyển chậm chạp do cơ thể đã suy yếu
Cách điều trị
Thông thường, một quy trình chữa trị bệnh gan ở chó sẽ bao gồm:
- Điều trị tại nhà: Để điều trị bệnh gan tại nhà ở chó, bạn cần cho chú uống đủ nước, sử dụng những thực phẩm dễ tiêu hóa và hạn chế tối đa những tác nhân gây hại cho gan.
- Điều trị bằng thuốc: Khi chó bị viêm gan, bạn có thể sử dụng các loại thuốc khác nhau như kháng viêm, kháng sinh và thuốc hoạt động trên gan để giảm thiểu sự tổn thương gan của thú cưng.
- Thực hiện các cuộc tiểu phẫu: Nếu bệnh gan ở chú chó của bạn có xu hướng nặng và chuyển biến phức tạp, không có dấu Thuyên giảm thì bấy giờ bạn cần phải đưa chú chó của mình đến gặp các bác sĩ thú y. Các bác sĩ thú y với nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho thú cưng của bạn.
Đồng thời, họ cũng có thể tiến hành các cuộc tiểu phẫu nhầm cắt đi những phần bị tổn thương trên lá gan, giảm bớt tình trạng viêm.
- Chăm sóc đặt biệt: Khi bị viêm gan, sức khỏe và thể lực của những chú chó sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy nên, Kể cả trước hay sau phẫu thuật, bạn cần chú ý và chăm sóc chú chó của mình nhiều hơn.
Bao gồm cả việc xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, cho chúng một môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ, giữ ấm khi trời lạnh cũng như để chú ta nghỉ ngơi nhiều hơn
Top 5: Bệnh Parvo
Bệnh Parvo là một căn bệnh truyền nhiễm dai dẳng và khó chữa trị. Bởi lẽ virus Parvo hầu như có thể chống lại mọi kháng thể và tồn tại trong cơ thể suốt một thời gian dài. Trong số những căn bệnh thường gặp ở chó, Parvo là bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến căn bệnh Parvo ở chó, Nhưng nhiều nghiên cứu để chỉ ra rằng virus Parvo chủ yếu lây truyền từ con vật này sang con vực khác thông qua phương thức truyền gián tiếp qua phân.
Vì khi một con chó bị nhiễm bệnh Parvo, số lượng virus có trong phân của chúng rất nặng và một con chó khỏe mạnh khi đánh hơi thấy phân của chó bệnh có thể nhiễm loại virus này.
Triệu chứng
Nhìn chung những dấu hiệu của bệnh Parvo khá giống với bệnh Care ở chó. Vậy nên, khi nhìn thấy những dấu hiệu bất thường sau đây, bạn nên đưa chú chó của mình đến gặp bác sĩ thú y chứ không nên tự chuẩn đoán và điều trị tại nhà:
- Uể oải, thường xuyên bỏ bữa, sốt cao từ 40 đến 41 độ C
- Nôn không kiểm soát, do căn bệnh này sẽ tàn phá niêm mạc dạ dày khiến cho chó bị nôn
- Chó bị tiêu chảy, phân lẫn máu hoặc có hình dạng bất thường
- Các triệu chứng không thuyên giảm mà sẽ trở nặng hơn sau 2 3 ngày
Cách điều trị
Cho đến tận ngày hôm nay, người ta vẫn chưa tìm ra các phương thuốc chuyên biệt để chữa trị căn bệnh Parvo. Thay vào đó, chúng ta cần tập trung điều trị các dấu hiệu của bệnh nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong.
Đồng thời khi phát hiện chú chó của mình đã nhiễm bệnh bạn cần phải cách ly chúng với các thú cưng khác trong nhà và khử trùng những nơi chó đã tiếp xúc nhằm diệt vi khuẩn tránh mầm bệnh lây lan.
Ngoài ra, căn bệnh Parvo thường có hiện tượng nôn mửa và tiêu chảy mất kiểm soát, gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng đối với những chú chó. Vậy nên bạn cần phải cấp nước cho chúng ngay bằng phương pháp truyền tĩnh mạch.
Sau khi truyền khoảng 24 giờ, nếu chó không có dấu hiệu phục hồi mà nhịp thở dần yếu đi và rên ư ử, bạn hãy đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y gần nhất để được chữa trị kịp thời nhé.
Cho đến tận ngày hôm nay, người ta vẫn chưa tìm ra các phương thuốc chuyên biệt để chữa trị căn bệnh Parvo (ảnh: hanoipetcare)
Tổng kết
Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về những căn bệnh thường gặp ở chó cũng như nguyên nhân và cách điều trị. Ông bà xưa có câu, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” đúng không nào? Vậy nên, kể cả chú doggo yêu quý của bạn chưa mắc những căn bệnh nêu trên, bạn cũng cần chú ý đến sức khỏe của chúng nhiều hơn, thực hiện các công tác tiêm phòng đầy đủ cũng như giữ gìn vệ sinh nơi ở để tránh mầm bệnh về sau.
Chó bị cảm lạnh: Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào?
Tuy không phải là một bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng tình trạng chó bị cảm thường gây tình trạng mệt mỏi và biếng ăn cho chúng. Nếu không được điều trị kịp thời còn có thể gây ra biến chứng khôn lường về sau
Chó mất ngủ: nguyên nhân và những mẹo giúp boss nhà bạn ngủ ngon hơn
Tương tự như con người, chất lượng giấc ngủ đối với loài chó cũng vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng về sau. Nên tình trạng chó mất ngủ luôn cần được những người chủ nuôi quan tâm và tìm cách cải thiện kịp thời
Chó có bị trầm cảm không? Các liệu pháp điều trị trầm cảm ở chó
Tương tự với con người, tâm lý của loài chó có rất nhiều diễn biến phức tạp và chúng là đối tượng dễ mắc căn bệnh trầm cảm. Điều này thì không hề tốt cho tinh thần và sức khỏe của những chú chó về lâu dài. Vậy căn bệnh trầm cảm ở chó là gì, nguyên nhân do
Lựa chọn thức ăn cho cún cưng, nên lưu ý những điều sau đây
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình trưởng thành và phát triển của loài chó. Việc lựa chọn đồ ăn thế nào để cún cưng của bạn luôn khoẻ mạnh và đầy đủ dinh dưỡng luôn là vấn đề lưu tâm hàng đầu khi nuôi chó