Chó bị béo phì có tốt hay không? Những điều cần lưu ý

Nhiều người nghĩ rằng cho chó ăn nhiều là một cách thể hiện sự quan tâm và yêu thương, nhưng trên thực tế, việc cho chúng ăn uống vô độ và thiếu kiểm soát như thể có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề về sức khỏe, điển hình là béo phì ở chó

Có lẽ đa số những người chủ nuôi đều bị thu hút bởi những em chó bụ bẫm bởi sự đáng yêu vô đối mà chúng mang lại. Vậy nên, một số người nuôi chó thường có thói quen cho chú chó của mình ăn thật nhiều nhằm vỗ béo chúng. Tuy nhiên, hệ lụy của thói quen này chính là căn bệnh béo phì - Một bệnh lý ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của các boss. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh béo phì ở chó cũng như cách điều trị, ngăn ngừa trong bài viết sau đây nhé.

Nguyên nhân khiến chó béo phì

Tuy không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm hay phức tạp nhưng nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh béo phì ở chó. Từ một chế độ ăn uống không lành mạnh cho đến một số bệnh lý liên quan. Nhìn chung, dưới đây là những nguyên nhân cơ bản nhất gây nên bệnh béo phì ở chó:

  • Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh, dư thừa Carbohydrates
  • Tình trạng Hypothyroidism hay còn gọi là sự suy giảm hoạt động ở tuyến giáp
  • Insulinoma hay gọi là chứng u tuyến tụy nội tiết
  • Hyperadrenocorticism, tình trạng rối loạn dư thừa nội tiết do hậu triệt sản

Dấu hiệu nhận biết chó béo phì

Béo phì có thể dễ nhìn thấy bằng mắt thường hoặc thông qua đánh giá trọng lượng, tuy nhiên để đánh giá đúng nhất về tình trạng béo phì của chó, bạn có thể thực hiện các cách sau.

Cách 1: Kiểm tra cân nặng

Nhìn chung, đây là cách đơn giản nhất để biết chó có bị thừa cân hay không. Đầu tiên, bạn cần phải biết trọng lượng thực của chó để có thể ước chừng mức độ béo phì mà chúng đang gặp phải. Nếu như gặp những chú chó bướng bỉnh và không chịu đứng yên khi cân, đừng lo lắng, hãy ôm chó lên cân rồi lấy tổng số cân nặng trừ đi trọng lượng cơ thể bạn. Kết quả cuối cùng là cân nặng chính xác của chó.

Dựa vào chỉ số cân nặng, bạn sẽ đánh giá nhanh được thể trạng của chó trên một số công cụ trực tuyến. Thông thường, những công cụ này sẽ cần một số cần thông tin cơ bản của chó như trọng lượng, độ tuổi tuổi, giống chó,.. Từ đó, hệ thống sẽ tính toán và đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe chung của chó. Một trong những công cụ phổ biến để đánh giá thể trạng của chó là Healthy Weight Calculator (https://www.petmd.com/healthyweight)

Bạn chỉ cần điền thông tin và ấn “See result” để nhận kết quả đánh giá thể trạng chó nhà mình

Cách 2: "Kiểm tra xương sườn"  

Như chúng tôi đã đề cập bên trên, phương pháp để xác định chó có mắc bệnh thừa cân hay không tiếp theo là thực hiện "bài kiểm tra xương sườn" cho chúng. 

Bạn hãy đặt một hoặc cả hai tay lên phần ngực của chó và cố cảm nhận xương sườn của chúng. Nếu bạn có thể cảm nhận và đếm được từng chiếc xương sườn của chúng một cách chính xác và dễ dàng thì chó nhà bạn không có khả năng thừa cần. Ngược lại, Còn trong trường hợp ngược lại thì có lẽ chúng đang gặp phải trường hợp thừa mỡ, cũng rất có thể đã mắc phải bệnh béo phì. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý, nếu bạn cảm nhận được xương sườn của chúng quá rõ thì hãy phòng ngừa trường hợp chó của bạn bị suy dinh dưỡng. 

Đây là thời điểm vàng để bạn bắt đầu thay đổi chế độ dinh dưỡng cho chúng, và hãy lập ra một thời gian biểu tập thể dục cho chúng nếu bạn có thời gian.

Cách 3: Đánh giá ngoại hình

Tùy theo giống và độ tuổi phát triển mà mỗi chú chó đều có kích thước và ngoại hình khác nhau. Chúng có thể dễ dàng đánh lừa bạn rằng chúng không hề thừa cân nếu bạn chỉ nhìn lướt bề ngoài của chúng. Đương nhiên sẽ có những tiêu chí chung về ngoại hình của một chú chó khỏe mạnh như bụng, thắt lưng, cơ ngực, chúng thường không thay đổi ví dụ như một chú chó có lưng rộng và bằng phẳng nhưng phần bụng bị chảy xệ thì đó chính là dấu hiệu của bệnh béo phì.

Tham khảo: Thang đánh giá thể trạng của chó tại WSAVA

Bạn có thể dựa theo những thông tin bên trên để xác định xem chó nhà mình có bị bệnh béo phì hay không, và nếu chưa cảm thấy tự tin hoặc ít kinh nghiệm thì hãy đến tìm các bác sĩ thú y trực tiếp để thăm khám và có câu trả lời tốt nhất.

Tại sao cho chó ăn ít nhưng vẫn béo phì?

Cũng giống như con người, chó cũng có một số trường hợp đặc biệt về cơ địa dẫn đến hiện tượng thừa cân dù chúng không hề ăn nhiều. Câu trả lời ở đây là do sự chênh lệch giữa năng lượng được nạp vào cơ thể và năng lượng bị tiêu thụ. Nếu chó của bạn ít vận động nhưng lại ăn nhiều thì sẽ dễ tăng cân. Một số chú chó cũng mắc phải một số bệnh lý dẫn đến thừa cân như: 

  • Tăng cân không kiểm soát. 
  • Mỡ thừa tích lũy ở một hoặc một số bộ phận trên cơ thể. 
  • Không có khả năng hoặc lười vận động. 
  • Các chỉ số sức khỏe nằm trên mức bình thường.

Chó béo phì có sao không?

  • Rối loạn vận động ở xương và khớp: Theo nghiên cứu thì có trên 24% chó mèo mắc bệnh béo phì gặp phải những chứng bệnh tổng hợp liên quan đến xương khớp nghiêm trọng, trong đó bao gồm các bệnh như viêm khớp, cột sống, thoát vị đĩa đệm và rối loạn thần kinh, Ở Việt Nam, số lượng vật nuôi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng nhiều, loại bệnh này tương đối khó điều trị và thường xuyên tái phát. 
  • Khó thở: Khi vận động thì sẽ càng rõ ràng hơn. Đây là do lớp mỡ dư thừa khiến cho lớp ngăn ở ngực dày lên, không khí cần thiết gia tăng. Từng có trường hợp một chú chó béo phì bị thiếu oxy sau khi tập thể dục, lưỡi tím tái và nhìn rất đáng thương. 
  • Tim chịu gánh nặng dẫn đến bệnh tim sung huyết: Hiện tượng này thường được xác minh rõ ràng khi giải phẫu động vật vào thời điểm chúng chết lâm sàng. 
  • Bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh túi mật: Từng có trường hợp một chú chó béo phì sau khi nghiệm tử thi do chết đột ngột thì phát hiện mắc bệnh gan nhiễm mỡ rất nghiêm trọng dẫn đến gan bị vỡ. 
  • Khả năng sinh sản suy giảm: Ở giống thuần chủng, điều này thường được biểu hiện rõ ràng nhất. Khi nạp vào cơ thể quá nhiều chất dinh dưỡng nhưng không thể thể dục sẽ dẫn đến việc tích tụ chất béo trong cơ thể, từ đó khiến cho khả năng thụ thai của những chú chó cái giảm đáng kể. 
  • Tỷ lệ khó đẻ tăng cao: Khi bị bệnh béo phì, chó mèo mang thai cũng có thể khó sinh. Theo thống kê từ bệnh viện, tỷ lệ khó sinh của những chú chó bị béo phù là trên 80%. Vì chúng bị béo phì nên trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ thú ý khó có thể nắm bắt được liều lượng thuốc gây mê phù hợp; cũng do lớp mỡ quá dày nên vết thương sau phẫu thuật thường lành khá chậm. 
  • Bệnh nội tiết: Có nhiều loại bệnh nhưng điển hình là bệnh tiểu đường. 
  • Dễ mắc các loại bệnh về da: Bệnh về da là bệnh mà các bác sĩ thú ý lâm sàng thường gặp nhất, và cũng là loại bệnh đau đầu nhất. 
  • Khó chẩn đoán lâm sàng: Ví như nghe bệnh, vì lớp mỡ dày nên các bác sĩ khó có thể chẩn đoán về bệnh một cách chính xác, từ đó dẫn đến nhiều sai lầm trong cách chữa trị.

Hình ảnh một chú chó mắc bệnh béo phì

Điều trị bệnh béo phì cho chó

Phương pháp đơn giản nhất là bạn hãy lập ra một thực đơn ăn kiêng hiệu quả và khoa học dành cho chó của mình. Chế độ dinh dưỡng được các bác sĩ thú ý khuyên dùng là nhiều đạm và chất xơ nhưng ít chất béo. Vì đạm có khả năng kích thích quá trình trao đổi và tiêu thụ năng lượng trong cơ thể, điều này sẽ hỗ trợ quá trình giảm cân cho chúng. Chất xơ thì chứa một ít năng lượng, đồng thời cũng thúc đẩy sự hoạt động của đường ruột và sử dụng năng lượng một cách hiệu quả. 

Khi giảm lượng thức ăn cho chó, bạn nên tăng thêm chất xơ vào khẩu phần ăn như bí rợ, cà rốt đã nấu chín hay cám chưa qua chế biến để giúp chó no bụng hơn, không quấy rối chủ đòi ăn thêm. 

Đôi khi đổi sang một chiếc tô nhỏ hơn cũng là một ý kiến hay, tuy khẩu phần ăn đã ít hơn nhưng khi đựng trong một tô nhỏ thì chúng vẫn sẽ nhiều và đầy đặn, khiến chó nghĩ rằng khẩu phần ăn của chúng vẫn không thay đổi. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lên kế hoạch cho việc tập luyện cao độ dành cho cún. Hãy tìm cách để nâng cao độ dài quãng đường dắt chó đi dạo hay chơi với chúng nhiều hơn. Bạn nên dắt chúng đi dạo 2 lần một ngày, ít nhất 15 phút mỗi lần và kết hợp với những trò chơi nho nhỏ để giúp tinh thần chúng phấn chấn hơn. 

Bạn có thể tham khảo một số dụng cụ vừa giúp chó ăn cũng vừa bắt chúng phải vận động để lấy được thức ăn, việc này vừa giúp chúng vận động nhưng cũng tạo thêm niềm vui cho chúng.

Thực đơn giảm cân và cách kiểm soát cân nặng cho chó

Cách giảm cân cho chó bị béo phì

Cũng như con người, có một vài phương pháp giúp thú cưng giảm cân mà bạn có thể tham khảo qua. Nhưng trước tiên, bạn nên đến gặp bác sĩ thú ý để chắc chắn rằng việc tăng cân của chúng không phải là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn nào. Bên cạnh đó, trước khi thay đổi thức ăn hay giảm lượng calo cho cún thì bạn cũng nên hỏi thăm ý kiến của bác sĩ thú ý rằng điều đó được cho phép. Sau khi chắc chắn về vấn đề sức khỏe của chúng, bạn có thể tham khảo những cách sau: 

  • Đo lường lượng thức ăn được nạp vào: Nhật ký ăn uống là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình giảm cân, vì chó cưng không thể tự viết nên bạn sẽ phải làm điều đó. Hãy theo dõi lượng thức ăn bằng cân hoặc cốc đo trước khi cho chó ăn. 
  • Xây dựng thực đơn: Nếu bạn đang có thói quen cho chó ăn không theo một giờ nhất định và để sẵn thức ăn cả ngày cho chúng thì hãy xây dựng một thực đơn phù hợp và cho ăn đúng theo lịch trình. Hãy cho chó ăn không một thời gian nhất định định(15-20 phút) và dọn bắt ngay sau đó để cả khi chó không ăn nữa hoặc thức ăn còn thừa. 
  • Nghiêm khắc hơn về đồ ăn vặt và bữa ăn khuya: Bạn sẽ khó có thể tin được số calo mà chó có thể nạp vào từ đồ ăn vặt, và có lẽ một người nào đó trong gia đình đã cho chúng ăn thêm mà không hề nói với bạn hoặc do chính chó của bạn đã lén lút sử dụng nguồn thức ăn có sẵn trong nhà. Việc xác định được nguyên nhân khiến chó tăng cân sẽ là một lợi thế giúp bạn dễ dàng trong việc kiểm soát cân nặng hơn là việc giới hạn đồ ăn vặt của chúng. 
  • Cân thường xuyên, đều đặn: Bạn chỉ cần vỗ về chó để chúng ngồi lên cân trong vài câu lệnh đơn giản như: "Cân" kèm theo một chút canxi xương gặm ngay sau đó thì chúng sẽ quen dần và việc ngồi lên cân sẽ trở nên hoàn toàn bình thường bất cứ khi nào bạn muốn. Việc tạo thói quen và hiểu mệnh lệnh ngồi cân cũng rất quan trọng với những chú chó béo phì sẽ giúp chủ yêu tâm và dễ dàng trong việc trợ giúp chúng kiểm soát cân nặng hơn. 
  • Chọn đồ ăn vặt có giá trị calo thấp: Hãy tập cho chó của bạn quen dần với những bữa ăn nhẹ nhàng bằng rau củ quả thay vì bánh thưởng hay các loại bánh quy có hàm lượng calo cao. 
  • Để giúp thú cưng năng động hơn, điều không thường thấy ở những chú chó béo phì, thì đồ chơi là lựa chọn nhẹ nhàng và đơn giản nhất. Bạn hãy mua thêm các phụ kiện thú cưng hợp sở thích của chúng như đia bay, đồ tập ném, bóng, xương gặm đồ chơi và nhiều món thú vị khác, điều này sẽ giúp cho thú cưng có một ngày bận rộn và tập trung vào chơi với chúng nhiều hơn ăn. Đồng thời cũng nên khuyến khích bạn hoặc các thành viên khác trong gia đình đưa chó đi dạo, dắt chó tãn bộ, đi chơi nhằm tăng cường cơ bắp và giảm mỡ thừa cho chúng.

Nhật ký ăn uống là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình giảm cân cho chó

Thực phẩm hỗ trợ cho chó bị béo phì

Royal Canin Obesity, loại thức ăn dành riêng cho chó bị béo phì với:

  • Chứa hàm lượng protein cao nhằm duy trì cơ bắp cho chó trong quá trình giảm cân
  • Bổ sung chất dinh dưỡng bị thiếu hụt trong quá trình ăn kiêng như khoáng chất, vitamin,....
  • Các dưỡng chất được thêm vào để hỗ trợ chức năng cho xương khớp, giúp tránh tổn thương do nâng đỡ trọng lượng cơ thể
  • Các axit béo thiết yếu như Omega-3 và Omega-6 cùng với các nguyên tố vi lượng hỗ trợ sức khỏe da, lông

Vận động là cách tốt nhất giúp chó giảm cân. Nhưng trước hết thì bạn phải đảm bảo rằng sức khỏe của chúng phù hợp với chế độ vận động mà bạn đã lập kế hoạch. Đừng quên tìm đến các bác sĩ thú ý để nhận được những lời khuyên, lời tư vấn để đưa lựa chọn đúng đắn Có rất nhiều hoạt động mà cả sen và boss có thể cùng nhau làm, và dưới đây là một số cách tốt nhất bạn có thể nghiên cứu để bắt đầu liệu trình giảm cân:

  • Bơi: Có thể hỗ trợ xây dựng cơ bắp, đốt cháy calo mà không làm tổn thương các khớp xương 
  • Đi bộ: Tương tự như bơi nhưng phương pháp này có hiệu quả với cả chủ nuôi lẫn vật nuôi. Khi bạn dành thời gian dắt chó đi dạo, nghĩa là bạn cũng đang tập thể thao.
  • Trò chơi ném và nhặt đồ: Những lần chạy nước rút để bắt kịp món đồ chủ nhân ném giúp chó tăng cường độ luyện tập lên cao hơn

Việc giảm cân cho chó không phải là khó, bạn chỉ cần có quyết tâm và nghiêm khắc hay thậm chí bạn bỏ bê việc chăm sóc, ít thay đổi thực đơn thì cân nặng của chó cũng có thể giảm trông thấy rõ từ 1 đến 2 tháng. 

Và chó nặng trong khoảng bao nhiêu là đủ? Cún của bạn có đang bị béo quá không? Nếu đang có những câu hỏi trên thì không cần quá lo lắng đâu, bạn chỉ cần giữ cho chó của mình một dáng người đẹp hơn những chú cún bạn vẫn gặp khi đi trên đường là được rồi.

Trong bất kỳ quá trình huấn luyện, bạn cũng nên là một vận động viên nghiêm khắc. Kiên trì và nhẫn nại là hai yếu tố đóng vai trò quan trọng trong mọi kế hoạch giảm cân. Hãy cùng bàn với các thành viên trong gia đình để cùng chung tay loại bỏ những kg cân nặng thừa phiền toái nhé.

Nếu trong quá trình chăm sóc thú cưng, chúng gặp vấn đề về sức khỏe thì hãy liên hệ ngay với các phòng khám uy tín nhé.  

Lời kết

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị cho chó nhà mình nếu chúng mắc phải bệnh béo phì. Cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp bạn trong những bài viết tiếp theo.


Bài viết liên quan

Tăng cường sức khoẻ cho cún cưng của bạn với Protein
Tăng cường sức khoẻ cho cún cưng của bạn với Protein

Protein là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của chú chó. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung Protein cho chó bằng những loại thực phẩm đơn giản, dễ kiếm với giá thành rẻ sau đây.

Cách huấn luyện chó ăn đúng giờ cực kỳ đơn giản
Cách huấn luyện chó ăn đúng giờ cực kỳ đơn giản

Việc dậy cho chó ăn đúng giờ là điều hết sức cần thiết. Cẩm nang sau đây sẽ giúp bạn có những kinh nghiệm thiết thực để huấn luyện chú doggo yêu quý của bạn ăn đúng giờ một cách khoa học.

Bình luận