Tìm hiểu về loài chó chăn cừu Đức từ A-Z
Bạn đã bao giờ nhìn thấy một bạn Chó chăn cừu Đức chưa? Hẳn là bạn sẽ thấy cậu ấy thật oai vệ và dũng mãnh đúng không nào? Nhưng ẩn sâu bên trong, Chó chăn cừu Đức vẫn sở hữu cho mình những điều rất đáng yêu, và cần được người chủ lưu ý.
Trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu từ A đến Z về dòng chó này nhé.
Nội dung bài viết
- Chó chăn cừu Đức có nguồn gốc và xuất xứ từ đâu?
- Đặc điểm ngoại hình của chó chăn cừu Đức
- Chó chăn cừu Đức thường có tính cách như thế nào?
- Mức độ thích nghi của Chó chăn cừu Đức có tốt không?
- Nên chăm sóc Chó chăn cừu Đức như thế nào?
- Huấn luyện Chó chăn cừu Đức như thế nào?
- Chó chăn cừu Đức thường mắc những bệnh nào?
- Lời kết
Chó chăn cừu Đức có nguồn gốc và xuất xứ từ đâu?
Có thể bạn chưa biết, Chó chăn cừu Đức là một dòng chó lai. Vào khoảng thế kỷ thứ XVI, những người nông dân Đức đã tiến hành thử nghiệm lai tạo các giống chó với mục đích tìm kiếm một loài có sức mạnh và thể hình để giúp đỡ họ trong công việc chăn nuôi gia súc. Việc lai tạo này đã kéo dài đến hơn 2 thế kỷ. Mãi đến thế kỷ thứ XVIII, một Đại uý Kỵ binh đã thành lập Hội những người nuôi Chó chăn cừu Đức và ra mắt loài Shepherd với thế giới.
Với ngoại hình to lớn và tính cách mạnh mẽ, Shepherd Đức được trọng dụng trong cả chăn nuôi gia súc và nghiệp vụ. Chúng luôn hoàn thành những nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất, và điều đó thể hiện rõ sự trách nhiệm và trung thành của Shepherd Đức. Bên cạnh Shepherd Đức, Chó chăn cừu Đức còn có nhiều dòng khác như Becgie, nhiều biến thể phụ thuộc vào đặc điểm địa lý và giống bố mẹ. Tất cả chúng luôn được ưa chuộng chọn làm cảnh khuyển và phục vụ cho mục đích hòa bình thế giới.
Đặc điểm ngoại hình của chó chăn cừu Đức
Tuy là dòng chó sở hữu kích thước trung bình, nhưng Chó chăn cừu Đức lại trông rất vạm vỡ, cơ bắp săn chắc và đầy khoẻ khoắn. Một chú Chó chăn cừu Đức đực trưởng thành có thể nặng khoảng 30 - 40kg và cao trên 60cm. Con cái đôi khi sẽ nhẹ hơn, tuy nhiên khoảng cách chênh lệch là không quá lớn.
Chó chăn cừu Đức thường có vẻ ngoài vạm vỡ, cao to.
Một điểm chung ở các dòng Chó chăn cừu Đức là có đầu tròn, mũi đen, mõm vuông dài, hàm răng sắc nhọn và xương hàm khoẻ. Nhiều dòng chó chăn cừu như Becgie sẽ có tai dài và vểnh, khi chạy thường sử dụng kết hợp xương cổ dài chúi về phía trước để cắt gió. Đuôi của chúng thường dài, nhiều lông và cong vừa phải. Có đôi khi Chó chăn cừu Đức cũng sẽ cho bạn nhìn thấy cảm xúc của chúng thông qua độ cong của chiếc đuôi này.
Chó chăn cừu Đức có rất nhiều màu lông, nhưng thường thấy nhất là nâu sẫm và đen sẫm. Chúng cũng sẽ có 2 lớp lông: lớp ngoài rụng quanh năm và lớp trong dày. Dòng chó này có thể có lông ngắn hoặc dài, nhưng đa số là lông ngắn.
Chó chăn cừu Đức thường có tính cách như thế nào?
Là những cậu bé to xác và trông rất dữ tợn, Chó chăn cừu Đức thường là những chú chó dũng mãnh. Bên cạnh đó, chúng rất được tin tưởng vì những tính cách đặc biệt sau:
- Thông minh: Sở hữu IQ cao, Chó chăn cừu Đức thường học tập mọi thứ rất dễ và ứng biến nhanh.
- Trung thành: Cũng giống như bao nhiêu loài chó khác, Chó chăn cừu Đức rất mực trung thành và tình cảm với chủ. Chúng sẵn sàng bảo vệ chủ trước mọi hiểm nguy nếu được rèn luyện kỹ càng và được thương yêu.
- Dũng cảm: Đây là đặc điểm quan trọng để Chó chăn cừu Đức được chọn cho công việc cảnh khuyển. Chúng không sợ đối đầu với thách thức, và điều đó thật tuyệt vời.
- Thân thiện: Có thể bạn sẽ bất ngờ, nhưng Chó chăn cừu Đức thường được khuyến khích nuôi cùng với trẻ em. Chúng sẽ luôn biết cách bảo vệ và yêu thương đứa bé trong khi em ấy trưởng thành.
Chó chăn cừu Đức là dòng trung thành, hoà đồng, nhiều tình cảm.
Mức độ thích nghi của Chó chăn cừu Đức có tốt không?
Xuất thân từ những thung lũng và công việc du mục, Chó chăn cừu Đức sở hữu khả năng thích nghi với ngoại cảnh tương đối tốt. Tuy nhiên, vì đến từ những miền lạnh, nên khi được nuôi ở Việt Nam, bạn cần chú ý đến nhiệt độ bên ngoài và cường độ luyện tập cho phù hợp với các bạn ấy nhé! Bạn cần lưu ý rằng, không nên cho chúng ra ngoài vào những ngày nắng gắt, bởi điều đó rất dễ gây ra tình trạng sốc nhiệt.
Nên chăm sóc Chó chăn cừu Đức như thế nào?
Để sự phát triển của Chó chăn cừu Đức được phát triển tối ưu, bạn cần lưu ý các vấn đề sau.
Môi trường sống
Hãy tạo cho chúng một môi trường sống thoáng đãng và lành mạnh. Chó chăn cừu Đức là loài ưa vận động, nên bạn hãy cố gắng cho chúng luyện tập thường xuyên tránh tình trạng béo phì.
Ngoài ta, chuồng trại của Chó chăn cừu Đức không nên ở nơi quá nóng hoặc quá ẩm. Điều đó sẽ gây trở ngại cho thân nhiệt của chúng và dễ khiến chúng mắc các bệnh về lông, về da.
Khẩu phần ăn
Để nuôi một giống chó ưa vận động cường độ cao, bạn cần biết cách xây dựng một thực đơn đủ dưỡng chất. Bạn cần kết hợp đủ chất đạm, chất xơ, chất béo, canxi, tinh bột và vitamin để chúng luôn có năng lượng chạy nhảy, vui chơi. Đồng thời, hãy luôn cho chúng uống đủ nước nhằm đảm bảo sức khỏe, bạn nhé!
Vệ sinh, tắm rửa
Những cô cậu bé Chó chăn cừu Đức thường tinh nghịch, nên sẽ không tránh khỏi các bệnh về lông và da. Bạn cần thường xuyên tắm rửa cho chúng, khoảng 2-4 lần/tháng để chúng luôn sạch sẽ và không có mùi hôi. Bạn cũng nên chải lông cho chúng thường xuyên để đảm bảo bộ lông luôn suôn mượt và thông thoáng.
Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý vệ sinh mắt và tai. Chỉ cần có những điều đơn giản này, Chó chăn cừu Đức đã có thể tránh được một số bệnh cơ bản rồi.
Huấn luyện Chó chăn cừu Đức như thế nào?
Vốn là những cô cậu bé nhanh nhạy, Chó chăn cừu Đức thường sẽ có bản năng biết bảo vệ và yêu thương những người xung quanh. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải dạy dỗ các em ấy để tránh các em ấy trở nên “lì lợm” hoặc tăng động.
Khi bắt đầu nuôi Chó chăn cừu Đức, bạn nên để các em ấy ra ngoài và tiếp xúc môi trường xung quanh nhiều hơn. Điều đó không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn khiến các bạn dạn dĩ hơn rất nhiều.
Bạn nên thường xuyên cho Chó chăn cừu Đức vui chơi và luyện tập ở môi trường bên ngoài.
Nếu bạn nuôi Chó chăn cừu Đức cùng với một đứa trẻ, hãy luôn theo dõi khi chúng chơi với nhau để tránh em bé của bạn vô tình va phải Chóc và té ngã nhé! Từ trước đến nay, Chó chăn cừu Đức luôn được ghi nhận là hoà đồng và hiền lành, nên bạn không cần lo khi nuôi chúng cùng với những đứa trẻ nha!
Chó chăn cừu Đức thường mắc những bệnh nào?
Mặc dù khỏe mạnh và cường tráng, nhưng cũng như bao giống chó khác, Chó chăn cừu Đức đôi khi cũng sẽ mắc bệnh. Bên cạnh những bệnh vặt như sốt, cảm cúm, Chó chăn cừu Đức có thể mắc các bệnh:
- Sốc nhiệt: Khi nuôi ở một quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, đây là trở ngại lớn nhất của Chó chăn cừu Đức. Vì vậy, bạn cần lưu ý không cho chúng ra ngoài khi trời nắng gắt.
- Bệnh dạ dày: Đây là bệnh thường gặp ở Chó chăn cừu Đức, với các bệnh trạng như tiêu chảy, loét dạ dày, nhiễm độc ruột, suy tuyến tụy ngoại tiết,...Nếu nhận thấy chó của bạn trở nên ủ rũ, kén ăn, kém năng động, tốt nhất hãy đưa chúng đến bệnh viện thú y để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
- Loạn sản xương hông: Đây là chứng bệnh được gây ra do sự phát triển lệch lạc của khớp xương, dễ gây thoái hoá và đau đớn cho Chó chăn cừu Đức. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy thông qua dáng đi của chúng, khập khiễng và khó khăn, cũng như chúng lười đi đứng, chạy nhảy. Loạn sản xương hông là bệnh di truyền và không thể chữa dứt, chỉ có thể khắc phục bằng vật lý trị liệu.
Bệnh dạ dày thường xảy ra ở Chó chăn cừu Đức và làm chúng mệt mỏi, kén ăn.
Lời kết
Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích về dòng Chó chăn cừu Đức. Với sự dũng mãnh vốn có và bấy nhiêu ưu điểm của chú ta, liệu bạn có muốn rước ngay một chú chó như thế về nhà không nào?. Cảm ơn bạn đã đón đọc, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.
7 giống chó nghiệp vụ thông minh được cảnh sát tin dùng nhất
Chó Becgie Đức, Rottweiler, Doberman hay Labrador là một trong 7 giống chó nghiệp vụ thông minh được cảnh sát tin dùng
Những giống chó khoẻ mạnh được ưa chuộng nhất hiện nay
Một số giống chó khỏe mạnh sẽ có tuổi thọ cao hơn so với đồng loại của chúng và ít gặp vấn đề về sức khỏe. Cùng chúng tôi điểm qua top 7 giống chó khỏe mạnh được ưa chuộng nhất hiện nay.