3 cách đơn giản để huấn luyện chó dữ trở nên hiền lành
Việc huấn luyện những bạn doggo cứng đầu và tính cách có phần hung dữ luôn cần được chú trọng và quan tâm đặc biệt. Vì điều này sẽ giúp chúng thích nghi tốt hơn với đời sống con người cũng như khắc chế được bản tính hoang dã nguyên thủy, từ đó bảo vệ an toàn cho những người xung quanh hay chính bản thân chúng.
Vậy nguyên nhân do đâu khiến cho những chú chó trở nên hung dữ? Huấn luyện chó dữ như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
Biểu hiện của một chú chó dữ
Thông thường, chúng ta có thể phán đoán đâu là một chú chó dữ khi quan sát những hành vi cũng như cá tính mà chúng thể hiện.
Hãy hình dung thế này, những chú chó có tính cách hung dữ thường rất khó tính, khó chiều, dễ cáu, dễ giận. Mỗi khi chủ nhân đến gần mình, chúng đều nghĩ rằng chủ nhân là mối đe dọa của chúng. Những lúc cảm thấy bị đe doạ, chó thường cúi thấp đầu, mặt mũi nhăn nhó, nhe răng nanh, cổ họng phát ra những tiếng gầm gừ. Có đôi khi, hành động của chúng không chỉ dừng lại ở việc gầm gừ mà còn dẫn đến việc chúng nhào đến tấn công chủ nhân. Nếu bị cảnh cáo kịp thời, chúng có thể chỉ gặm tay hoặc chân của chủ nhân mà không để lại thương tích quá nghiêm trọng. Bây giờ, nếu bạn bỏ đi thì có thể không xảy ra chuyện gì nhưng còn tiếp tục trêu chọc, rất có thể chó sẽ tấn công thật sự.
Một chú chó có tính cách nóng nảy như thế nên được huấn luyện bài bản để khắc chế bản tính hoang dã vốn có của chúng, nếu không, chúng không chỉ gây nguy hiểm cho những người lạ xung quanh mà còn cho chính bản thân người chủ nuôi và gia đình của họ.
Những chú chó có tính cách hung dữ thường rất khó tính, khó chiều, dễ cáu, dễ giận
Những nguyên nhân khiến cho một chú chó trở nên hung dữ
Ngoài bản năng hoang dã vốn có của giống loài thì những nguyên nhân sau đây có thể khiến cho một chú chó trở nên hung dữ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Stress trong quá trình sống. Chó có bị stress không?
Khác với đa phần suy nghĩ của chúng ta rằng chứng stress thường chỉ xuất hiện ở con người, những chú chó hoàn toàn có thể bị stress.
Thông thường, một chú chó cũng giống như một đứa trẻ rất nghịch ngợm và hiếu động, chúng rất thích vui đùa với đồng loại hay chính chủ nhân của mình. Nhưng đối với những chú chó bị stress, chúng thường thu mình lại và không muốn giao lưu với bất cứ ai. Lâu dần, tình trạng này rất có thể sẽ phát triển thành bệnh tự kỷ hoặc có thể nặng hơn là bị thần kinh nếu chúng ta không biết cách nuôi dưỡng đúng cách.
Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể là do môi trường sống chật hẹp, bí bách, khiến cho chó không có nhiều không gian vui chơi cũng như tiếp xúc với đồng loại, từ đó mà cảm thấy tù túng, buồn bã. Hoặc đôi lúc, nguyên nhân này đến từ chính bản thân chủ nhân của chó, việc những người chủ bận rộn với công việc bên ngoài mà không dành nhiều thời gian chăm sóc, vui chơi cùng chó có thể khiến cho những chú chó của chúng ta cảm thấy cô đơn và có khoảng cách với chủ nhân của mình.
Nhìn chung, nguyên nhân này thường xuất phát từ trạng thái tinh thần không khỏe mạnh của chó nên việc huấn luyện một chú chó giữ bị stress sẽ khó hơn rất nhiều.
Những chú chó bị stress thường thu mình lại và không muốn giao lưu với bất cứ ai
Lo lắng về những cái “đụng chạm”
Một số người nuôi chó khác lại cho hay, những chú chó của họ bình thường không quá hung dữ hay có xu hướng làm hại người khác nhưng sẽ trở nên cực kỳ nóng tính và hung hãn khi có ai đó chạm vào chúng, mặc những đụng chạm này không hề có ác ý.
Lý giải cho điều này, những bác sĩ thú y và các nhà động vật học cho hay, có một số chú chó sẽ không thích những đụng chạm và tương tác bình thường với con người, thậm chí là sợ hãi và cảm thấy bị đe dọa.
Nguyên nhân cho điều này có thể đến từ tâm lý sợ bị chủ nhân trừng phạt của những chú chó. Có thể chúng thường bị chủ nhân sử dụng vũ lực để trừng phạt mỗi khi nghịch ngợm hoặc làm điều gì đó sai trái hay những tổn thương quá khứ từ người chủ trước để lại đều hình thành nên tính cách này.
Những tổn thương khác
Tổn thương khác của chó có thể bao gồm những điều sau đây:
- Chó hung dữ do bị áp đặt: Hung dữ do bị áp đặt còn gọi là hung dữ do bị kiểm soát. Tình trạng này thường xuất hiện ở những chú chó buộc phải tuân theo mệnh lệnh của chủ nhân khi chưa thực sự thân quen với người chủ này. Điều đó có thể bao gồm việc chủ nhân quyết định chỗ ngủ, chỗ chơi hay thậm chí là nuôi nhốt thú cưng trong một cái lồng chật hẹp.
- Chó hung dữ do sợ hãi: Sự hung dữ này thường không phải là tính cách vốn có của chó mà chỉ xảy ra trong những trường hợp chó thật sự sợ hãi, đi kèm với điều này là việc chúng đại tiện và tiểu tiện lung tung, không kiểm soát.
- Hung dữ vì tranh giành lương thực: Tâm lý này thường xảy ra khi những chú chó thật sự rất đói nhưng không thể tìm được thức ăn hay bị đồng loại hoặc những con vật khác cướp thức ăn của mình.
- Hung dữ tự phát: Đây là một tâm lý hung dữ không có nguyên nhân, không có biểu hiện và không thể dự đoán trước.Loại hành vi này cực kỳ hiếm gặp nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm, có thể khiến cho một chú chó hiền lành giây trước, giây sau đã nổi điên và tấn công con người.
- Hung dữ với những chú chó khác: Điều này xuất phát từ sự ganh đua giữa đồng loại, đối tượng mà chúng nhắm đến có thể là những chú chó được nuôi cùng nhà hoặc những chú chó lạ bên ngoài.
- Hung dữ trong thời gian cai sữa: Tâm lý hung dữ này thường xảy ra ở những con chó mẹ sau khi sinh, nhất là thời gian cai sữa, mà đối tượng hứng chịu lại là con của chúng. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, bởi đây được xem là tâm lý bình thường của loài chó, sẽ biến mất khi giai đoạn này kết thúc.
- Hung dữ do đau đớn: Đây có thể xem là một phản ứng tự vệ, thường xuất hiện khi chó đang phải trải qua nỗi đau về thể xác hoặc tinh thần. Điều này diễn ra khi ai đó chạm vào hoặc trêu chọc chúng một cách quá trớn.
Top 3 cách huấn luyện chó hung dữ trở nên hiền lành hiệu quả và đơn giản
Việc huấn luyện một chú chó hung dữ quả thật không dễ dàng nhưng cũng không quá khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Bạn hoàn toàn có thể thành công trong quá trình này nếu áp dụng một số phương pháp mà chúng tôi giới thiệu sau đây.
Phương pháp răn đe
Phương pháp răn đe là một phương pháp cực kỳ đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà với một số dụng cụ hỗ trợ như sau:
- Bình xịt nước: Đối với món đồ này, bất cứ khi nào chó trở nên hung hãn và mất kiểm soát, bạn hãy bước đến với một thái độ nghiêm khắc và xịt nước gần mặt nó. Điều này sẽ khiến cho những chú chó liên tưởng đến hậu quả mà chúng sẽ phải nhận lấy nếu không chấm dứt thái độ tồi tệ của mình.
- Vòng cổ răn đe: Đây không đơn thuần là một chiếc vòng cổ dành cho chó, nguyên lý hoạt động từ xa của món đồ này sẽ cho phép bạn xịt sả khi cần thiết để ngăn chó tấn công trong một số tình huống nguy hiểm. Đồng thời, sử dụng món đồ này một cách nhất quán trong quá trình huấn luyện cũng sẽ khiến cho chó dễ dàng dừng ngay những hành vi sai trái.
- Chuồng: Hãy nhốt một chú chó đang mất kiểm soát và hung hăng vào chuồng rồi bỏ đi nơi khác, điều này sẽ giúp chú ta có khoảng thời gian để bình tĩnh lại và nghĩ về hậu quả từ hành vi không đúng mực của mình. Thế nhưng, phương pháp này chỉ là tạm thời giúp chó bình tĩnh lại, chúng tôi hoàn toàn không khuyến khích việc nhốt chó trong chuồng quá lâu đâu nhé.
Nhốt một chú chó đang mất kiểm soát và hung hăng vào chuồng sẽ giúp chú ta bình tĩnh lại
Phương pháp xã hội hóa
Bên cạnh phương pháp răn đe nghiêm khắc, xã hội hóa lại là một phương pháp huấn luyện lấy nền tảng tinh thần và niềm vui của những chú chó làm trọng, giúp chúng được tiếp xúc với những điều tốt đẹp xung quanh, từ đó trở thành một chú chó hiền hòa và hạnh phúc. Để thực hiện phương pháp này, bạn hãy:
- Tiếp xúc với đồng loại và những loài động vật khác: Điều này sẽ giúp các boss trở nên vui vẻ hơn và biết đâu được, chú ta lại có cho mình những người bạn tri kỷ. Nhưng bạn cũng hãy đảm bảo rằng những chú chó hay những loài động vật khác không có khả năng gây ra mối nguy hiểm cho chó và kịp thời răn đe, khiển trách khi chó nhà mình có những hành vi không tốt với chúng
- Tiếp xúc nhiều hơn với con người: Không nghe nhầm đâu, hãy cho chú chó của bạn tiếp xúc nhiều hơn với con người, ở mọi lứa tuổi, dáng vẻ. Điều này hoàn toàn không làm mất khả năng cảnh giác với người lạ của những chú chó mà sẽ giúp cho chú ta biết cách cư xử khi tiếp xúc với những người không có ý định đe dọa hay mang lại nguy hiểm cho chúng.
- Tạo ra những trải nghiệm tốt đẹp: Trong quá trình thực hiện phương pháp xã hội hóa, đừng quên biến mọi thứ trở thành trải nghiệm tốt đẹp và đáng nhớ của những chú chó bằng cách dành tặng cho chúng những phần thường từ thức ăn cho đến những món đồ chơi khi chúng thực hiện tốt bạn nhé.
Phương pháp cư xử
Phương pháp này cũng là một cách huấn luyện chó dữ khá hay, giúp cho chúng biết cách cư xử và kiềm chế bản tính hung hãn, nóng nảy của mình. Bạn có thể dạy chúng một số điều sau đây:
- Một số lệnh cơ bản: Các lệnh cơ bản này bao gồm đứng, ngồi, bắt tay, nằm xuống, giả chết,.. Những điều này sẽ khiến cho chó của bạn biết cách nghe lời chủ nhân hơn cũng như trở thành nền tảng tuyệt vời cho những bài huấn luyện sau này.
- Học cách bỏ qua: Đôi khi, một số chú chó hoặc người lạ sẽ vô tình hoặc cố ý có những cư xử không tốt với chú chó của bạn, điều này thật tồi tệ, nhưng chú chó của bạn càng không được quyền tấn công họ trong trường hợp này. Hãy kéo chúng ra khỏi đó để chúng bình tĩnh hơn hoặc ngăn cản kịp thời nếu chúng có ý định tấn công.
- Một số trò chơi thú vị cùng chủ nhân: Đây là lúc những chủ nhân thể hiện vai trò và tầm quan trọng của mình trong quá trình huấn luyện chó dữ. Hãy tổ chức những trò chơi thú vị để chủ và chó có thể gắn kết với nhau hơn bạn nhé. Đó có thể là những trò chơi đơn giản như tìm đồ vật, trốn tìm,.. cho đến những hoạt động đơn giản như chạy bộ hay bơi lội cùng nhau. Và đừng quên ban thưởng thật hậu hĩnh khi các boss hoàn thành tốt bạn nhé.
Những lưu ý khi huấn luyện chó dữ
Để quá trình huấn luyện chó dữ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Xác định chính xác nguyên nhân khiến chó hung dữ: Trước khi chỉnh đốn thái độ của những chú chó, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân khiến cho chúng trở nên hung hãn. Vì sao chó trở nên hung dữ? Chó thường hung dữ với ai trong gia đình bạn?... Từ đó mới xác lập một quá trình huấn luyện chuẩn chỉn.
- Đừng bao giờ sử dụng bạo lực: Đây là điều cực kỳ quan trọng mà mỗi người chủ nuôi nên nhớ trong quá trình huấn luyện chó dữ. Bởi lẽ, việc sử dụng bạo lực không hề mang lại bất kỳ lợi ích nào trong quá trình huấn luyện của bạn mà chỉ khiến cho chúng trở nên cứng đấu và hung hãn hơn thôi.
- Khen thưởng những hành vi tốt: Dẫu biết quá trình huấn luyện chó dữ cần sự nghiêm khắc từ những người chủ nuôi nhưng hãy biến nó thành một trải nghiệm tốt đẹp và đáng nhớ của chó, điều này sẽ khiến chúng dễ thích nghi hơn với khuôn khổ của quá trình huấn luyện. Điều này bao gồm cả việc khen thưởng cho những hành vi tốt của chó cũng như nhẹ nhàng và kiên nhẫn hơn mỗi khi boss lỡ làm sai.
- Tình yêu thương: Sau cùng, chúng tôi tin rằng tình yêu thương và sự quan tâm của những người chủ nuôi sẽ là phương pháp tốt nhất để huấn luyện và cảm hóa một chú chó hung hãn. Hãy dành nhiều thời gian và tình cảm cho chú chó của mình hơn bạn nhé, chúng tôi tin rằng chính điều này sẽ là mấu chốt quan trọng nhất dẫn đến sự thành bại của cả quá trình đấy.
Tình yêu thương và sự quan tâm của những người chủ nuôi sẽ là phương pháp tốt nhất để huấn luyện và cảm hóa một chú chó hung hãn
Lời kết
Suy cho cùng, tính cách của một chú chó phần nhiều phụ thuộc vào cách nuôi dạy của những người chủ nuôi đúng không nào? Vậy nên, đừng nao núng trước những chú chó cứng đầu và hung hãn. Bởi lẽ, tình yêu thương và cách huấn luyện đúng đắn của bạn mới là mấu chốt hình thành tính cách của chúng về sau. Cảm ơn bạn đã đón đọc, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.
Bài viết liên quan
Phương pháp huấn luyện chó nghe lời cực kỳ hiệu quả
Cách thức để bạn huấn luyện một chú chó nghe lời như thế nào để chúng sống hòa hợp với con người? Cùng khám phá về các bí kíp đó trong bài đọc dưới đây nhé.
Những sai lầm cần tránh khi huấn luyện chó
Bản năng tấn công của chó có thể bộc phát bất cứ lúc nào và gây hậu quả tồi tệ nếu như chủ người chủ phạm phải những sai lầm khi huấn luyện chó sau đây