Chó cắn người: Nguyên nhân do đâu? Dậy dỗ thế nào?

Hằng năm, tại Việt Nam chúng ta có đến hơn 500.000 người bị chó cắn và phân nửa trong số đó cho biết họ bị chính chó cưng của mình tấn công. Vậy nguyên nhân gì khiến cho chó cắn người, kể cả chủ nhân của chúng?

Bạn biết không? Hằng năm, tại Việt Nam chúng ta có đến hơn 500.000 người bị chó cắn và phân nửa trong số đó cho biết họ bị chính chó cưng của mình tấn công. Vậy nguyên nhân gì khiến cho chó cắn người, kể cả chủ nhân của chúng? Là một người nuôi chó, bạn cần làm thế nào để hạn chế điều đó xảy ra nhằm bảo vệ bản thân và những người xung quanh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Vì sao chó cưng cắn người?

Chó cưng cắn người có rất nhiều nguyên nhân. Phần lớn trong số đó bắt nguồn từ bản tính hung hăng và háu chiến của chó, cũng như không được dạy dỗ từ nhỏ. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân cơ bản khiến chó cắn người: 

  • Cảm thấy sợ hãi khi bị đe doạ, bị kích thích
  • Bị xâm phạm lãnh thổ
  • Bản tính hung dữ, háu chiến
  • Gia chủ nuông chiều, không được huấn luyện từ nhỏ

chó con cắn vào ngón tay Được nuông chiều, không huấn luyện từ nhỏ là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc chó cưng cắn người

Ngoài ra, cắn là bản năng của chó con, nhằm đánh dấu chủ quyền đối với những vật thuộc về chúng. Nếu không được dạy và hạn chế, điều đó sẽ không thể thay đổi khi chúng lớn lên và dẫn đến việc cắn người thường xuyên, gây nguy hiểm cho người xung quanh. 

Tham khảo thêm: Top 5 lý do khiến chó hung dữ và cách khắc phục

Cách thay đổi thói quen cắn ở chó con

Nếu bạn đang nuôi một em chó con, hãy răn dạy em ấy từ khi còn nhỏ để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra. Để hạn chế tình trạng cắn người, bạn cần:

  • Không dùng tay và chân để chọc chó. Điều đó có thể kích thích chúng bắt lấy và cắn bạn.
  • Hạn chế cho chó liếm mặt để tránh bị cắn vào mũi và mắt
  • Bình tĩnh khi chó cắn bạn hoặc các đồ vật xung quanh, không la hét để tránh chúng bị kích thích và trở nên hung hăng
  • Huấn luyện từ nhỏ, phạt nhẹ khi chó cắn người và vật để chúng hiểu
  • Hạn chế các trò chơi có hành động cắn, lôi để không tạo thành thói quen xấu

hai chú chó con trên sàn gỗHãy dạy chó con từ khi còn nhỏ để tránh chúng có thói quen cắn người mọi lúc

Cách giữ an toàn khi tiếp xúc với chó

Tuỳ vào từng đối tượng và từng lứa tuổi chó, chúng ta nên có cách tiếp cận khác nhau để đảm bảo an toàn. 

Chó con

Chó con là những bạn nhỏ hiền nhất, nhưng cũng hiếu động và mang tính bản năng nhất. Chính vì vậy, khi tiếp xúc với các em ấy, bạn cần lưu ý:

  • Không trêu chọc và kích thích sự giận dữ của chó con
  • Không cho chó con và trẻ con chơi riêng khi không có người giám sát. Nếu được, hãy dạy con của bạn cách chơi với chó, không đánh chó hay la hét làm chó sợ hãi
  • Nếu chó con quá phấn khích, nên trả chúng về cũi trước khi chúng vượt quá giới hạn cho phép

chó trắng làm bẩn ra thảm đang bị mắngTuy là đối tượng hiền nhất nhưng chó con cũng rất dễ bị kích thích 

Chó trưởng thành

Khi đã trải qua nhiều năm được nuôi dạy và tiếp xúc với môi trường bên ngoài, khi trưởng thành boss sẽ sở hữu nhiều tính cách khác nhau. Dù được chủ nuôi dạy kỹ càng hay không, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau cả trong sinh hoạt và trong quá trình huấn luyện chó: 

  • Không đến gần khi chó đang ngủ, đang chơi đồ chơi hoặc không chăm con
  • Không chọc giận, không làm chó giật mình
  • Không la hét, đánh đập chó

Chó lạ

Đối với chó lạ, bạn sẽ không biết được tính cách của chúng thế nào và có xu hướng phản ứng ra sao. Chính vì vậy, đừng cố tiếp xúc với chó lạ trong mọi trường hợp. Và đồng thời, bạn cũng nên tham khảo một số điều sau:

  • Không cố tiếp cận, vuốt ve và ôm ấp chó lạ. Hãy dạy và hạn chế trẻ con của bạn làm điều đó. 
  • Không bỏ chạy khi chó đến gần. Bản năng của một kẻ săn mồi sẽ thôi thúc chúng đuổi theo bạn và tấn công
  • Nếu bị tấn công, hãy sử dụng những gì bạn có từ xung quanh để tạo thành một tấm lá chắn hữu ích. Bạn có thể nằm xuống đất, cuộn tròn để bảo vệ cổ và đầu. Đến khi chó mất hứng thú với bạn, chúng sẽ bỏ đi
  • Không nhìn trực tiếp vào mắt của những chú chó hung dữ, bởi điều đó sẽ kích thích chúng tấn công bạn. 

chó con trắng gặm quả đồ chơi nhiều màu sắcBạn nên hạn chế cố tiếp xúc với chó lạ và biết cách bảo vệ mình trước sự tấn công của chúng.

Lời kết

Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách hạn chế tình trạng chó cắn người. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình huấn luyện các boss nhà mình. Cảm ơn bạn đón đọc, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo!


Bài viết liên quan

Chủ nuôi có phải chịu trách nhiệm khi chó cắn người không?
Chủ nuôi có phải chịu trách nhiệm khi chó cắn người không?

Khi chó cắn người, chủ nuôi của chúng có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ bản thân khi bị chó tấn công? Bài viết này sẽ giúp cho bạn trả lời được những câu hỏi nêu trên.

Top 7 giống chó dữ bị cấm nuôi ở một số quốc gia vì quá nguy hiểm
Top 7 giống chó dữ bị cấm nuôi ở một số quốc gia vì quá nguy hiểm

Trên thế giới hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều giống chó dữ bị cấm nuôi ở nhiều nơi vì sự nguy hiểm mà chúng mang lại, cùng tìm hiểu top 7 giống chó dữ bị cấm nuôi ở một số quốc gia vì quá nguy hiểm

Bình luận