Chủ nuôi có phải chịu trách nhiệm khi chó cắn người không?
Trong những năm gần đây, các sự việc chó tấn công con người thường xuyên diễn ra, để lại nhiều hậu quả đau lòng. Vậy trong trường hợp này, trách nhiệm thuộc về ai? Và mỗi người chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ bản thân khi bị chó tấn công?
Do sự tắc trách trong quá trình nuôi dưỡng chó của một bộ phận người, mà những năm trở lại đây, hiện tượng chó tấn công con người thường xuyên diễn ra, để lại nhiều hậu quả đau thương. Vậy trong các trường hợp đó, chủ nuôi của chúng có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ bản thân khi bị chó tấn công? Bài viết này sẽ giúp cho bạn trả lời được những câu hỏi nêu trên.
Bài viết này có gì?
Trách nhiệm của chủ nuôi trong trường hợp chó tấn công con người
Trong trường hợp chó tấn công con người, chủ nuôi của chúng hoàn toàn phải chịu trách nhiệm nếu không tuân thủ các quy định của pháp luật về việc nuôi nhốt thú cưng. Người chủ có thể bị xử phạt hành chính hoặc đối mặt với trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ nghiêm trọng của sự việc. Cụ thể như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông qua những thông tin bên dưới.
Xử phạt hành chính
Theo luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội chia sẻ: Ở Việt Nam, chó mèo là vật nuôi được yêu thích nhất trong các loại thú cưng. Bởi chúng không chỉ giúp trông coi cửa nhà, bắt chuột mà còn có thể làm nuôi làm cảnh hoặc đóng vai trò như một người bạn,.. Bất kể là nuôi với mục đích gì đi nữa, việc nuôi nhốt chó mèo vẫn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về điều kiện đảm bảo an toàn theo quyền tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP của chính phủ và một số văn bản pháp luật có liên quan khác.
Nghị định số 90/2017/NĐ-CP quy định như sau:
“... Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 triệu VND đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Không tiêm phòng vắc xin bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;
- b) Không đeo rọ mõm, không xích hoặc không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.”
Vì vậy, nếu vi phạm về việc quản lý, nuôi nhốt thì khi vật nuôi gây thiệt hại đến sức khỏe, tài sản của người khác, người chủ sẽ phải bồi thường thiệt hại tương đương với mức độ vi phạm.
Khi vật nuôi gây thiệt hại đến sức khỏe, tài sản của người khác, người chủ sẽ phải bồi thường thiệt hại tương đương (ảnh: 24h)
Xử phạt hình sự
Trong trường hợp chó tấn công con người gây ra hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng của người bị hại, chủ nuôi không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn phải chịu trách nhiệm hình sự. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của sự việc mà khung hình phạt có thể khác nhau.
Trường hợp bất khả kháng
Trong trường hợp người chủ nuôi không hề có ý định giết người, nhưng lại để chó mình nuôi tấn công người khác dẫn đến hậu quả tử vong. Thì người chủ nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh vô ý làm chết người ( Theo điều 128 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). Người này có thể phải chịu những khung hình phạt như sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù 1 - 5 năm
- Có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm nếu chó cắn chết từ 2 người trở lên
Để chó mình nuôi tấn công người khác dẫn đến hậu quả tử vong thì người chủ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (ảnh: wikimedia)
Trường hợp cố ý
Đối với trường hợp người chủ nuôi cố ý để chó tấn công và gây tử vong cho người khác, căn cứ vào Điều 123 Bộ Luật Hình sự 2015 ( Sửa đổi bổ sung năm 2017 ), người này có thể bị truy tố và xét xử theo tội danh giết người với những khung hình phạt như sau:
- Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình
- Bị phạt tù từ 7 đến 15 năm tù
- Bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú tại địa phương từ 1 đến 5 năm
Chó tấn công và gây tử vong cho người khác, người chủ có thể bị truy tố và xét xử theo tội danh giết người (ảnh: vietnamnetjsc)
Bên cạnh đó, quá trình xét xử tội danh này cũng sẽ phải xem xét nhiều yếu tố, từ mức độ cố ý, các tình tiết xảy ra, hậu quả của hành động đó và các yếu tố khác liên quan. Bởi đây là một hành vi nghiêm trọng, gây tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của người khác.
Trong trường hợp chủ nuôi cố tình để chó tấn công con người, với ý định gây thương tích và những tổn hại về thể chất của người khác, dù không gây chết người, người đó vẫn phải đối mặt với những khung hình phạt như sau:
- Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù giam từ 6 tháng đến 3 năm
- Chịu án phạt tù từ 5 đến 10 năm
- Chịu án phạt tù từ 7 đến 14 năm
- Chịu án phạt tù từ 2 đến 6 năm
- Chịu án phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân
Đây là những hình phạt có tính chất răn đe rất cao, nhằm ngăn chặn hành vi nguy hiểm này trong xã hội và tăng cường trách nhiệm, nhận thức của mỗi cá nhân về việc nuôi chó an toàn trong xã hội.
Trách nhiệm dân sự
Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính và chịu trách nhiệm hình sự, trong trường hợp chó tấn công con người gây tử vong, chủ nuôi cũng có trách nhiệm bồi thường cho người bị hại cũng như gia đình của họ những khoản phí được quy định trong Điều 519 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau.
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng: Chi phí này có thể bao gồm các khoản phát sinh như chi phí quan tài và các dịch vụ liên quan, chi phí hành lý, chi phí tang lễ,..
- Bồi thường tiền cấp dưỡng: Số tiền này áp dụng cho những người mà người bị hại có nghĩa vụ nuôi dưỡng, có thể là con cái hoặc những người phụ thuộc khác của họ. Đây là một hình thức bồi thường tài chính nhằm đảm bảo rằng những người bị ảnh hưởng có thể tiếp tục cuộc sống thường ngày mà không bị thiếu thốn về mặt vật chất.
- Bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần: Trong trường hợp chó tấn công khiến người khác tử vong, chủ nuôi còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thương về tinh thần cho những người thân thích của bị hại. Mức bồi thường này sẽ được thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Chủ nuôi có trách nhiệm bồi thường cho người bị hại khi để chó cắn người
Làm gì để bảo vệ bản thân khi bị chó tấn công?
Khi bị chó tấn công, bạn cần biết cách xử lý để không dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy nên, cùng chúng tôi tìm hiểu một số cách ứng phó để bảo vệ an toàn cho bản thân trong trường hợp chó tấn công con người nhé.
Đừng hoảng loạn
Trước tiên, bạn cần phải giữ một thái độ bình tĩnh và đừng hoảng loạn, dù biết điều này thật khó khăn. Nhưng nếu bạn trở nên kích động và bỏ chạy hoặc thét lên, có thể khiến cho con chó càng trở nên liều lĩnh tấn công hơn, hoặc tệ hơn là khiến cho bạn trở thành mối đe dọa của chúng.
Giữ tư thế cứng và bất động
Trong khi con chó đang tiến lên, bạn hãy đứng yên, hai tay để hai bên, thân cố định và nhìn lảng đi chỗ khác. Biết đâu con chó sẽ “mất hứng thú” và bỏ đi nếu bị bạn phớt lờ quá lâu.
Không cố bỏ chạy
Dù hoảng loạn đến đâu, bạn cũng đừng cố gắng bỏ chạy nhé. Vì hành động này có thể đánh thức bản năng săn mồi của chó. Khiến nó trở nên hung hãn hơn và sẽ tăng tốc để đuổi theo bạn. Và bạn hoàn toàn không thể chạy nhanh hơn chó nếu chạy bộ vì loài động vật này còn có thể đuổi kịp ngay cả khi bạn đi xe đạp kia mà.
Trong trường hợp bị chó tấn công, bạn cần phải giữ một thái độ bình tĩnh và đừng hoảng loạn hay cố bỏ chạy (ảnh: cand)
Đánh lạc hướng chó bằng vật khác
Nếu như áp dụng những cách trên mà vẫn tiếp tục đối mặt với sự đe dọa của chó, bạn hãy ném cho nó một món gì đó để nhai, chẳng hạn như chiếc ba lô hoặc chai nước. Nếu không có gì để ném, bạn hãy rút một tay áo, cho chúng cắn vào đó rồi lập tức cởi áo ra rồi chầm chậm rút lui. Việc đánh lạc hướng này cho phép bạn có một khoảng thời gian đủ để chạy thoát.
Vì vậy, mỗi khi đi qua những khu vực mà bạn biết chắc thường có chó dữ, bạn nên cầm theo vài món đồ chơi hoặc đồ ăn nhé. Biết đâu trong những trường hợp nguy cấp, điều này sẽ cứu bạn một mạng đấy.
Những cách hiệu quả để ngăn chặn chó cắn
Đối mặt với kẻ tấn công và ra lệnh “lùi lại”
Nếu như những nỗ lực ngăn chặn và xoa dịu vẫn không hiệu quả, dù không muốn, bạn vẫn phải đối mặt với chú chó hung hãn và nghiêm khắc ra lệnh cho nó rút lui. Bên cạnh đó, việc dùng giọng nói trầm, mạnh mẽ, quyết đoán và tránh nhìn vào mắt của chó cũng có thể khiến chúng chán nản hoặc sợ hãi mà bỏ đi.
Chống trả khi bị tấn công
Nếu như con chó bắt đầu tấn công, bạn có thể chống trả lại bằng cách đá vào cổ họng, mũi và gáy của chó khiến chúng choáng và nhân cơ hội đó chạy thoát. Trong quá trình chống trả, bạn có thể kêu cứu để tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng chú ý đừng kêu thét hoặc gây ra tiếng động mạnh để tránh gây thêm kích động cho con vật.
Lợi dụng sức nặng của cơ thể
Bạn có thể dùng toàn bộ trọng lượng cơ thể đè lên con vật để áp chế chúng, đặc biệt là dùng những điểm cứng như đầu gối và khuỷu tay để ấn mạnh xuống khiến chúng nằm yên. Đồng thời, bạn cần chú ý giữ cho mặt của mình tránh xa tầm cắn của con chó nhé.
Bạn cũng có thể cưỡi lên lưng chó, dồn lực lên gáy để giữ chúng nằm im cho đến khi nhận được sự trợ giúp.
Việc dùng giọng nói trầm, mạnh mẽ, quyết đoán và tránh nhìn vào mắt của chó cũng có thể khiến chúng chán nản hoặc sợ hãi mà bỏ đi (ảnh: thichthucung)
Chú ý bảo vệ mặt, ngực và cổ họng
Nếu chẳng may ngã xuống đất trong lúc bị tấn công, bạn cần úp sấp người, co đầu gối lại, đưa tay lên tai để bảo vệ đầu và cổ. Bởi vì vết cắn ở những bộ phận này thường gây ra tổn thương rất nặng, có nguy cơ gây tử vong cao.
Cẩn thận rời khỏi nơi nguy hiểm
Khi con vật dần lơ là sự chú ý đối với bạn, bạn có thể chầm chậm lùi ra xa mà không cử động đột ngột để tránh làm con vật thêm kích động rồi cẩn thận rời khỏi nơi nguy hiểm.
Việc giữ bình tĩnh trong những tình huống nguy hiểm như thế tuy là điều khó khăn nhưng nó sẽ là cách ứng phó tốt nhất trong trường hợp con chó không thực sự muốn tấn công bạn.
Lời kết
Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng mỗi cá nhân khi nuôi chó dù vì bất kỳ mục nào đi nữa, cũng phải chấp hành các quy định được ban hành cũng như chú ý huấn luyện, dạy dỗ chú chó của mình thật tốt để hẹn chế tối đa những trường hợp chó tấn công con người, bảo vệ an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh. Cảm ơn bạn đã đón đọc, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết chia sẻ thông tin hữu ích tiếp theo.
Top 7 giống chó dữ bị cấm nuôi ở một số quốc gia vì quá nguy hiểm
Trên thế giới hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều giống chó dữ bị cấm nuôi ở nhiều nơi vì sự nguy hiểm mà chúng mang lại, cùng tìm hiểu top 7 giống chó dữ bị cấm nuôi ở một số quốc gia vì quá nguy hiểm
Top 5 lý do khiến chó hung dữ và cách khắc phục
Có rất nhiều lý do để một con chó trở nên hung dữ bên cạnh vấn đề về đặc tính của chủng loại và giống loài. Dưới đây sẽ là top 5 những lý do khiến chó hung dữ mà người nuôi chó nên lưu ý.
Chuyên mục tâm lý: khi những chú chó bỗng hoá "hoạn thư""
Các nhà khoa học đã tìm ra một sự thật thú vị trong tâm lý của loài chó rằng: Hầu hết những chú chó đều xuất hiện cảm giác ghen tuông khi thấy chủ nhân của khi chủ nhân của chúng dành sự chú ý cho những món đồ chơi hoặc những con chó khác.
Mách bạn: khiến boss ngoan hơn đáng kể bằng những tips đơn giản
Việc huấn luyện chó là một điều vô cùng quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng. Cùng tìm hiểu những kỹ năng để quá trình huấn luyện chó được thực hiện dễ dàng và suôn sẻ hơn.