Chó của bạn bỗng dưng không sủa? Nguyên nhân do đâu? Liệu chó có thể bị câm không?
Một số người cho rằng việc chó không sủa chứng tỏ chúng không được khôn cho lắm, nhưng liệu bạn có nghĩ khác không? Phải chăng chúng đang gặp phải một vấn đề gì đó? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Chó biết sủa vào thời điểm nào?
Những chú chó trong thời gian sơ sinh đến khi được 2 tuổi sẽ được gọi là chó con. Trong vòng 2 năm đầu đời, chó con sẽ lần lượt trải qua các giai đoạn phát triển như sơ sinh, chuyển tiếp, bắt đầu hòa nhập, phân cấp và cuối cùng là chuyển sang giai đoạn vị thành niên.
Ở tuần thứ 7 hoặc thứ 8, những chú chó con sẽ bắt đầu kêu những tiếng đầu tiên. Những âm thanh lúc này sẽ nghe như tiếng rên rỉ và càu nhàu, sau đó chúng sẽ luyện tập và phát triển dần thành tiếng kêu rõ ràng hơn rồi thành tiếng sủa. Tuy nhiên không phải chú chó nào cũng như nhau, vẫn có một số chú chó con phải chờ đến tận tuần thứ 16 thì mới bắt đầu sủa.
Điều này là vô cùng bình thương vì căn bản chó con cũng như em bé, sẽ có những đứa trẻ biết nói sớm, nhưng cũng có những đứa trẻ chậm hơn một chút.
Một số chú chó con phải chờ đến tận tuần thứ 16 thì mới bắt đầu sủa
Vì sao chó không chịu sủa?
Vấn đề này có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả khách quan lẫn chủ quan, có thể kể đến một số nguyên do như:
- Quen thuộc với việc người lạ ra vào liên tục: Một số gia đinh kinh doanh và buôn bán sẽ có lượng người ra vào liên tục. Ban đầu chó có thể vẫn sủa nhưng khi có quá nhiều người ra vào cộng thêm việc nếu sủa thì chủ cũng ra hiệu không cần thì theo thời gian, chúng sẽ bị lầm tưởng rằng đây là việc hết sức bình thường nên sẽ không sủa để cảnh báo nữa.
- Gặp vấn đề về sức khỏe: Nếu như ngày thường chó vẫn sủa nhưng đột nhiên hôm nay lại im lặng ngay cả khi có người lạ vào thì rất có khả năng chúng đang gặp vấn đề về sức khỏe. Bạn nên kiểm tra cổ họng chúng có vấn đề gì hay không, xem chúng có bị đau đớn hay gặp vấn đề về tiêu hóa hay không, nếu có thì hãy chữa trị thật sớm nhé.
- Có tính cách ít nói: Cũng như con người, chó cũng có những con "hướng ngoại" năng nổ, hoạt bát và rất hay sủa, nhưng cũng có những con "hướng nội" sẽ ít sủa hơn. Điều này rất bình thường, đây chỉ đơn giản là tính cách của chúng chứ không phải trở ngại nào về sức khỏe cả.
Nên làm gì khi chó không chịu sủa?
Để cải thiện khả năng giao tiếp của chó cũng như nâng cao kỹ năng trông nhà của chúng, bạn nên huấn luyện chúng lại từ đầu để cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số giải pháp mà bạn có thể tham khảo:
- Nguyên nhân về sức khỏe: Bạn nên có sự can thiệp sớm về các biện pháp y tế hoặc tìm đến bác sĩ thú y để nhận được những lời tư vấn chuyên nghiệp nhằm đảm bảo sức khỏe cho chó của mình, giúp chúng mau chóng khỏe lại. Đồng thời cũng giúp chúng hồi phục lại tâm lý vui tươi, thân thiện nhé.
- Những nguyên nhân khác: Bạn nên có những phương pháp huấn luyện phù hợp để giúp chúng nhận biết được người lạ cũng như cảnh báo các nguy hiểm khi cần thiết cho chủ của mình.
Bước 1: Bạn cần xem xét, lựa chọn và xác định cẩn thận các từ khóa sẽ sử dụng trong quá trình huấn luyện. Và trong quá trình huấn luyện, bạn không nên thay đổi những từ khóa này nếu không muốn hiệu quả bị giảm xuống.
Bước 2: Tạo điều kiện để chó luyện tập thực tế. Cũng như trẻ em, bạn cần quan sát chó của mình hay sủa vào thời điểm nào nhất, và từ đó tạo ra những tình huống tư tự nhằm kích thích chúng sủa.
Bước 3: Tán thưởng chó mỗi khi chúng sủa đúng. Như một cách để khích lệ tinh thần cũng là một sự khen thưởng cho thành quả mà chúng đã làm được, bạn nên thưởng cho chúng một món ăn hay trò chơi mà chúng yêu thích nhé.
Bạn cần xem xét, lựa chọn và xác định cẩn thận các từ khóa sẽ sử dụng trong quá trình huấn luyện chó
Những giống chó không sủa
Ngoài những nguyên nhân bên trên thì cũng có một số giống chó thường không sủa hoặc ít khi sủa. Đây là đặc tính của chúng nên nếu chó của bạn là một trong những giống chó bên dưới thì đừng lo lắng nhé, chúng không gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe đâu. Những giống chó không hoặc ít sủa mà bạn có thể tham khảo:
- Chó Pug.
- Chó Chihuahua.
- Chó Poodle.
- Chó Bulldog.
- Chó Maltese.
- Chó Shih Tzu.
Lời kết
Hy vọng những thông tin bên trên sẽ giúp bạn bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân vì sao chó thường không sủa và sẽ giúp ích được bạn trong quá trình nuôi chú chó cưng của mình nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp bạn trong những bài viết tiếp theo.
Mách bạn cách để chó con không sủa về đêm
Trong bài viết này, hãy cùng tôi tìm hiểu nguyên nhân khiến những chú chó nhỏ sủa suốt vào ban đêmvà một số giải pháp đã được thử nghiệm để ngăn chặn tình huống khó xử này.
Tìm hiểu cách hạn chế chó con sủa khi ở một mình
Đôi khi, việc chó sủa khi ở một mình làm bạn rất đỗi hoang mang vì không biết chúng có đang muốn nói điều gì với mình hay không, và làm thế nào để hạn chế điều đó?