Top 7 giống chó dữ bị cấm nuôi ở một số quốc gia vì quá nguy hiểm

Trên thế giới hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều giống chó dữ bị cấm nuôi ở nhiều nơi vì sự nguy hiểm mà chúng mang lại, cùng tìm hiểu top 7 giống chó dữ bị cấm nuôi ở một số quốc gia vì quá nguy hiểm

Bên cạnh những giống chó đáng yêu và thân thiện với con người, trên thế giới vẫn tồn tại những giống chó dữ cực kỳ nguy hiểm và bị cấm nuôi ở một số quốc gia. 

Bởi đặc tính thông minh và trung thành vốn có, loài chó đã trở thành vật nuôi thân thiết trong đời sống con người từ xưa đến nay. Nhưng không phải loài chó nào cũng phù hợp để trở một phần trong gia đình của bạn. Ngoài những chú chó thân thiện, vui vẻ và hiền lành thường thấy, trên thế giới hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều giống chó dữ bị cấm nuôi ở nhiều nơi vì sự nguy hiểm mà chúng mang lại. Top 7 giống chó mà chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này cũng là một điển hình.

Luật cấm nuôi chó dữ ở các quốc gia trên thế giới khắt khe như thế nào?

Khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhất là ở các quốc gia phát triển trên thế giới thì việc nuôi một chú chó nói riêng đã và đang trở thành nhu cầu thiết yếu của con người. Tuy nhiên, tại một số quốc gia, vẫn có những giống chó bị hạn chế hoặc cấm nuôi hoàn toàn ( Đa phần là những giống chó dữ ) hoặc nếu được phép nuôi cũng phải trải qua các thủ tục pháp lý và tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về việc nuôi nhốt thú cưng. Cùng chúng tôi điểm qua một số quốc gia điển hình trong mục này nhé.

Vương quốc Anh

Quốc gia điển hình trong việc ban hành các điều luật cấm nuôi chó dữ phải kể đến vương quốc Anh. Năm 1991, Anh Quốc ban hành The Dangerous Dog Act - Tức đạo luật chó dữ. Theo điều luật thì việc sở hữu một con chó nằm trong giống chó được lai tạo để phục vụ cho công tác chiến đấu là hoàn toàn bị cấm. Thậm chí luật còn bắt buộc phải tiêu hủy những con chó nằm trong danh sách này. Nhưng đạo luật này đã được sửa đổi vào năm 1997, do yếu tố nhân đạo, lệnh tiêu hủy có thể được miễn nếu chú chó của bạn vượt qua những bài đánh giá. Nhưng cảnh sát vẫn sẽ tịch thu chú chó của bạn.

Ngoài ra, tội sở hữu thú cưng nằm trong đạo luật cấm còn có thể bị phạt tiền không giới hạn hoặc tù từ sáu tháng, đôi khi là cả hai.

Thụy Sĩ

Hoặc ở Thụy Sĩ, dù nhìn chung các quốc gia này có tỉ lệ thú cưng bị mắc bệnh dại rất thấp. Song, các quốc gia này và toàn thể Châu Âu nói riêng lại ghi nhận rất nhiều ca chó tấn công con người mỗi năm, số nạn nhân lên đến 13000 người, trong số đó nạn nhân là chủ của chó lên đến 15%.

Dù đạo luật cấm nuôi chó dữ không khắt khe bằng Anh Quốc nhưng mỗi bang lại có lệnh cấm đối với một số giống chó dữ nhất định. Nhưng vẫn có 5 giống chó bị cấm trên toàn quốc bao gồm: Pitbull, American Staffordshire Terrier, Thai Ridgeback Dog, Bullmastiff và Rottweiler.

Bên cạnh đó, một con chó cao từ 56cm tính từ phần vai và nặng trên 25kg thì vẫn được tính là nguy hiểm bất kể là giống nào.

chú chó pitbull màu đen mạnh mẽ chạy giữa dòng suốiTại Thụy Sĩ có 5 giống chó bị cấm trên toàn quốc bao gồm: Pitbull, American Staffordshire Terrier, Thai Ridgeback Dog, Bullmastiff và Rottweiler (ảnh: dog-learn)

Úc

Dù tổng dân số của toàn nước Úc chỉ có 25 triệu dân nhưng lại sở hữu đến 29 triệu thú cưng và theo như hiệp hội thú cưng thống kê, số nạn nhân bị chó dữ tấn công lên đến 100.000 người mỗi năm.

Bởi vì lẽ đó, việc nuôi chó tại đây bị ràng buộc bởi 2 điều luật: Đạo luật Hải quan liên bang 1901 và Đạo luật Động vật năm 1998.

Trong đó, Đạo luật Hải quan liên bang 1901 quy định cấm nhập khẩu các loại chó dữ thuộc danh sách cấm như Presa Canario, Dogo Argentino, Pitbull, Tosa Nhật Bản,.. Nhưng đây chỉ là lệnh cấm nhập khẩu chứ không phải là cấm sở hữu chó dữ.

Còn đạo luật Động vật năm 1998 lại chia các giống chó theo từng cấp độ nguy hiểm tăng dần: Đe dọa, nguy hiểm, cần hạn chế. Thú cưng nằm trong mức độ nguy hiểm càng cao thì mức phạt mà chủ sở hữu phải nộp cũng như án tù đối diện khi trường hợp bất trắc xảy ra lại càng cao.

Top 7 giống chó nguy hiểm bị cấm nuôi ở nhiều quốc gia trên thế giới

Chúng ta phải công nhận rằng hầu hết những chú chó đều là vật nuôi trung thành dễ mến nhất hành tinh. Song, lại có những giống chó vô cùng hung dữ và nguy hiểm bị cấm nuôi ở nhiều nơi trên thế giới. Mà 7 giống chó dữ chúng tôi sắp giới thiệu đến bạn cũng nằm trong số đấy.

Top 1: Pitbull

Dù có tư chất thông minh và dễ huấn luyện, song Pitbull vẫn là một trong những giống chó hung dữ và nguy hiểm nhất trên thế giới cộng với sự hiếu chiến của mình, chúng còn được mệnh danh là “những sát thủ máu lạnh bốn chân” hoặc “chiến binh”. Khi trưởng thành, Pitbull còn có khả năng đánh gục một thanh niên khỏe mạnh. Riêng ở Việt Nam, những trường hợp chó Pitbull tấn công con người đã chẳng còn xa lạ. 

Hiện nay, giống chó này đang bị cấm nuôi ở các quốc gia Châu Âu như Úc, New Zealand, Ecuador,.. và một số tiểu bang ở Hoa Kỳ.

chó pitbull màu đen to khoẻ lực lưỡng đứng hiên ngang trên bãi cỏ Pitbull là một trong những giống chó hung dữ và nguy hiểm nhất trên thế giới (ảnh: eva)

Top 2: Tosa Nhật Bản

Tosa là giống chó duy nhất được sử dụng trong bộ môn chọi chó ở Nhật Bản nhờ thân hình to lớn và khỏe khoắn như các võ sĩ sumo với trọng lượng trung bình lên đến 60 kg. 

Cách đây khoảng 150 năm, người dân vùng Tosa ( Nhật Bản ) muốn tạo ra một chiến binh với sức chiến đấu mạnh mẽ như các võ sĩ sumo nên họ đã bắt đầu lai tạo các giống chó có kích thước lớn như Mastiff, Great Danes, Bull Terriers và St. Bernards. Tuy nhiên, giống chó này lại bị cấm nuôi ở thời điểm hiện tại vì nếu không được huấn luyện và dạy dỗ tốt, chúng rất dễ trở nên hung hăng và tấn công con người.

Dù các trường hợp chó Tosa tấn công con người rất hiếm khi xảy ra. Song, vì thân hình đồ sộ cùng với việc có nguồn gốc từ những giống chó dữ, Tosa Nhật Bản vẫn bị cấm nuôi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

chó tosa khổng lồ đứng cạnh cô chủ nhỏ tý honTosa là giống chó duy nhất được sử dụng trong bộ môn chọi chó ở Nhật Bản nhờ thân hình to lớn và khỏe khoắn như các võ sĩ sumo (ảnh: japo)

Top 3: Dogo Argentino

Dogo Argentino là giống chó có khả năng săn bắt các loài động vật hoang dã như cáo, lợn rừng và báo. Ngoài ra, một số ghi chép cũng cho biết chúng được lai tạo từ nhiều dòng chó chiến để phục vụ cho việc chiến đấu ở Argentina.

Là những tay thợ săn cừ khôi, Dogo Argentino sở hữu một thân hình khá vạm vỡ, cường tráng và có tính tình khá hung hãn, hiếu chiến. Bởi thế, giống chó dữ này đã bị cấm nuôi ở một số quốc gia như Anh, New Zealand, Ukraine,..

chó dogo argentino màu trắng to khổng lồ nằm trên bãi cỏDogo Argentino được lai tạo từ nhiều dòng chó chiến (ảnh: toplist)

Top 4: Presa Canario

Trước đây, Presa Canario là một trong những giống chó trông nhà phổ biến, nhờ sự thông minh và trung thành tuyệt đối chúng được giao nhiệm vụ canh gác trong gia đình hoặc tham gia các trận chọi chó.

Tuy nhiên, loài chó này rất dễ mất kiểm soát và thường tung ra những đòn tấn công tàn bạo mà con người không thể lường trước, các đòn tấn công của chúng có mức độ sát thương khá lớn và thường dẫn đến tử vong.

Vì vậy, Presa Canario được xem là một giống chó dữ và bị cấm nuôi ở nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Úc, Singapore,.. 

chó presa canario màu đen vằn đứng cùng quả bóng trên bãi cỏ xanh Các đòn tấn công của Presa Canario có mức độ sát thương khá lớn và thường dẫn đến tử vong (ảnh: hundeo)

Top 5: Neapolitan Mastiff

Neapolitan Mastiff có nguồn gốc từ 700 trước Công nguyên, trong thời Đế chế La Mã, chúng được sử dụng để làm chó chiến, chó bảo vệ và đấu sĩ. Khi trưởng thành, một chú chó Neapolitan Mastiff có thể nặng đến 70kg.

Dù tính cách được đánh giá là khá điềm tĩnh và không dễ mất kiểm soát cùng với ngoại hình khá ngộ nghĩnh, dễ mến, song vì kích thước  to lớn của mình, chúng vẫn có nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Hiện nay, Neapolitan Mastiff chính thức bị cấm nuôi ở một số quốc gia trên thế giới.

chó Neapolitan Mastiff màu đen đang nhìn ngang lè lưỡiNeapolitan Mastiff có nguồn gốc từ 700 trước Công nguyên, trong thời Đế chế La Mã, chúng được sử dụng để làm chó chiến (ảnh: a-z-animals)

Top 6: Fila Brasileiro

Fila Brasileiro hay còn có tên gọi là Fila là một giống chó Ngao có nguồn gốc từ Brazil. Trước đây, Fila được sử dụng để trông coi đàn gia súc và đuổi theo những nô lệ bỏ trốn ở các thuộc địa. Bởi thế, tính cách của loài chó Ngao này vô cùng dữ tợn, chúng rất dễ mất kiểm soát và thường tung ra những đòn tấn công chí mạng gây tử vong cho con người hoặc những con vật bị tấn công.

Bên cạnh đó, dù được đào tạo và huấn luyện tại  Brazil, đại đa số đều cho rằng đây là giống chó có nguồn gốc từ Châu Âu được đưa vào Nam Mỹ trong thời kỳ thực dân xâm lược. Vì những lý do nêu trên, Fila Brasileiro bị cấm nuôi ở Anh, Nauy, New Zealand và một số bang ở Úc. 

chó fila màu đen vện vàng đứng trên bãi cỏTrước đây, Fila được sử dụng để trông coi đàn gia súc và đuổi theo những nô lệ bỏ trốn ở các thuộc địa (ảnh: techinfus)

Top 7: Boerboel

Boerboel hay còn gọi là chó Ngao Nam Phi với ngoại hình to lớn, dũng mãnh cùng tính cách ngoan cường. Trong thời kỳ thuộc địa, những người Châu Phi sẽ sử dụng chúng để bảo vệ bản thân và gia đình trong rừng nhờ khả năng chiến đấu mạnh mẽ mà chúng mang lại. Chúng cũng sẽ là những người canh gác tuyệt vời cho ngôi nhà của bạn, ngay cả khi bạn không khóa cửa vào ban đêm, cũng sẽ chẳng có kẻ trộm nào dám bén mảng đến.

Bởi vì tính cách hiếu chiến cũng như mỗi vết cắn của loài chó này mang đến sức sát thương rất cao, có thể dẫn đến tử vong nên loài chó này đã bị cấm nuôi ở một số quốc gia như Romania, Đan Mạch, Nga và Ukraine.

chó ngao nam phi màu vàng nằm trên bãi cỏMỗi vết cắn của chó ngao nam phi mang đến sức sát thương rất cao, có thể dẫn đến tử vong (ảnh: hundeo)

Lời kết

Hiện nay, những vụ chó dữ cắn người vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới nói chung và cả Việt Nam nói riêng, cũng như nhan nhản trên các mặt báo. Vì thế, khi lựa chọn nuôi một chú chó, chúng ta hãy lựa chọn những giống chó hiền lành và thân thiện với con người cũng như thực hiện tốt công tác huấn luyện, tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và mọi người xung quanh bạn nhé.

Top 5 lý do khiến chó hung dữ và cách khắc phục
Top 5 lý do khiến chó hung dữ và cách khắc phục

Có rất nhiều lý do để một con chó trở nên hung dữ bên cạnh vấn đề về đặc tính của chủng loại và giống loài. Dưới đây sẽ là top 5 những lý do khiến chó hung dữ mà người nuôi chó nên lưu ý.

Chủ nuôi có phải chịu trách nhiệm khi chó cắn người không?
Chủ nuôi có phải chịu trách nhiệm khi chó cắn người không?

Khi chó cắn người, chủ nuôi của chúng có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ bản thân khi bị chó tấn công? Bài viết này sẽ giúp cho bạn trả lời được những câu hỏi nêu trên.

Những sai lầm cần tránh khi huấn luyện chó
Những sai lầm cần tránh khi huấn luyện chó

Bản năng tấn công của chó có thể bộc phát bất cứ lúc nào và gây hậu quả tồi tệ nếu như chủ người chủ phạm phải những sai lầm khi huấn luyện chó sau đây

 Điểm danh top 7 giống chó hiền lành nhất quả đất
Điểm danh top 7 giống chó hiền lành nhất quả đất

Poodle, Dachshund, Shiba Inu, Collie Border, Beagle, Irish Setter cùng với chó Pug được mệnh danh là top 7 giống chó hiền lành nhất hiện nay

Bình luận