Chó gặm xương: thú vui lợi bất cập hại và cách lựa chọn xương phù hợp

Chó gặm xương có an toàn hay không? Có những lợi ích và tác hại gì? Làm sao để lựa chọn được loại xương phù hợp cho chó? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả.

Những khúc xương luôn là thực phẩm yêu thích của loài chó, chúng ta đã chẳng còn xa lạ gì với hình ảnh những chú chó cắn nhau để tranh giành một khúc xương hoặc chúng dành cả ngày để gặm nhấm những khúc xương dù chẳng có thịt. Vậy thú vui này có thực sự an toàn cho chú chó nhà bạn không? Có những lợi ích và tác hại như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.

Vì sao chó thích gặm xương?

Tình trạng chó thích gặm xương cũng giống như trẻ con yêu thích đồ ăn vặt vậy, người ta thường cho rằng đó là điều hiển nhiên. Nhưng nếu nói về nguyên do cụ thể thì chúng tôi xin gửi đến bạn những nguyên do như sau.

Bản năng di truyền của tổ tiên loài chó

Vào thời xa xưa, từ rất lâu về trước đã xuất hiện rất nhiều loài động vật ăn cỏ và chúng chính là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho loài động vật ăn thịt, điển hình là chó sói, tổ tiên của loài chó sau này.

Nhưng vào những giai đoạn khô hạn kéo dài, nguồn thức ăn thiếu thốn, tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian dài dẫn đến việc những loài động vật ăn cỏ trở nên gầy gò và không có mỡ. Điều này đồng nghĩa với việc protein có trong thịt của chúng không đủ để đáp ứng cho sự phát triển của loài sói, khiến cho chúng phải tìm đến nguồn cung cấp protein khác là xương và tủy sống. 

Việc dùng răng để nghiền nát xương của con mồi diễn ra trong thời gian dài như thế khiến cho bộ hàm của chó sói rất phát triển. Trải qua quá trình tiến hóa, loài chó giờ đây cũng bị ảnh hưởng bởi bản năng di truyền của tổ tiên.

một chú chó giống chó sói đứng ngoái nhìn trên vườn hoa vàngTổ tiên của loài chó là chó sói thường dùng răng để nghiền nát xương của con mồi (ảnh: chocung)

Hiện tượng mọc răng

Ngoài bản năng di truyền của tổ tiên, khi mọc răng, những chú chó của chúng ta thường xảy ra hiện tượng ngứa lợi, chúng sẽ gặm xương hoặc bất kỳ đồ vật gì tìm thấy được để giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu này.

Cảm giác lo lắng, buồn chán

Khi chú chó của chúng ta xuất hiện cảm giác lo sợ hoặc buồn chán, giống như những đứa trẻ tìm niềm vui từ đồ chơi hoặc thức ăn vặt, chúng sẽ tìm đến những khúc xương để giải tỏa. Vậy nên, đừng ngạc nhiên khi nhìn thấy chú chó của mình vẫn miệt mài gặm những khúc xương dù trước đó đã được ăn uống no nê nhé.

Năng lượng dư thừa

Đối với những chú chó sinh sống trong những không gian sống nhỏ hẹp, thiếu điều kiện chạy nhảy vui chơi, chúng thường có xu hướng giải tỏa năng lượng dư thừa vào những khúc xương. Vừa để luyện tập cơ hàm lại còn giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.

Lợi ích của việc gặm xương

Nhìn chung, sở thích gặm xương của loài chó sẽ mang đến những lợi ích như sau:

Giúp răng lợi của chó chắc khỏe hơn

Theo các bác sĩ thú y, việc gặm xương mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chất lượng răng lợi của loài chó một cách hiệu quả, khiến cơ miệng hoạt động năng suất hơn cũng như giúp kiểm soát cao răng dễ dàng hơn. Đồng thời, những khúc xương sẽ hỗ trợ  loại bỏ mảng bám trên răng, mùi hôi của hơi thở, khiến cho răng miệng của những chú chó luôn sáng khỏe.

Thú vui tiêu khiển của loài chó

Cũng giống như con người, loài chó cần có những thú vui tiêu khiển để giết thời gian trong lúc buồn chán. Và những khúc xương sẽ là phương tiện giải trí tuyệt vời khi vừa mang đến niềm vui, vừa giúp cho những chú chó trở nên vui vẻ hơn.

Điều này sẽ có ích đối với những người chủ nuôi bận rộn không có nhiều thời gian để chơi cùng thú cưng của mình hoặc những con chó không có điều kiện tiếp xúc với đồng loại, một vài khúc xương sẽ khiến chúng hạnh phúc hơn nhiều và tránh được nguy cơ trầm cảm đấy. 

Giúp loài chó thỏa mãn bản năng nhai

Nhai hầu như là hành vi quen thuộc của các loài động vật bốn chân, những chú chó của chúng ta cũng không ngoại lệ. Đó cũng là lý do khiến chúng thường tha giày dép của các thành viên trong gia đình đi mất hoặc gặm nhấm đồ vật trong nhà.

Vậy nên, nếu được cung cấp những khúc xương, loài chó sẽ được thỏa mãn bản năng nhai, giúp cho quá trình phát triển răng lợi diễn ra tốt hơn, xua tan đi những cảm giác khó chịu đối với những chú chó đang mọc răng cũng như hạn chế được tình trạng giày dép trong gia đình không cánh mà bay hoặc chân bàn ghế lại xuất hiện những dấu răng bí ẩn.

một chú chó phốc nhỏ gặm chiếc dép nhìn thẳngViệc cung cấp cho chó những khúc xương sẽ hạn chế được tình trạng giày dép trong gia đình không cánh mà bay (ảnh: blogchomeo)

Những tác hại của việc gặm xương

Tuy vẫn mang đến những mặt lợi ích nhất định nhưng bởi vì trải qua quá trình thuần hóa, cấu tạo xương hàm và răng của loài chó không còn được cứng cáp như tổ tiên của chúng nên việc gặm nhấm những khúc xương có thể dẫn đến những tác hại như sau.

Tổn thương khoang miệng

Chúng ta thường biết những khúc xương thường có cấu trúc rất cứng cáp, nên một số chú chó thường bị mẻ hoặc thậm chí là gãy răng khi dùng lực quá mạnh để nhai một khúc xương. Đặc biệt là những chú chó nhỏ đang ở giai đoạn răng sữa.

Hơn nữa, một số mảnh xương nhọn còn có thể mắc vào nướu răng, gây ra cho chúng cảm giác đau đớn và có thể dẫn đến viêm nhiễm răng lợi nếu không được điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, trong quá trình nỗ lực dùng răng nghiền nát những khúc xương, nhiều chú chó đã vô tình tổn thương khoang miệng của chúng, khiến răng lợi bị chảy máu và viêm sưng nặng nề.

Tổn thương khí quản

Loài chó thường có thói quen dùng mũi đánh giá thức ăn kỹ lưỡng trước khi thưởng thức và nếu bạn cung cấp cho chúng những mảnh xương quá nhỏ rất có khả năng chó sẽ vô tình khiến cho xương bị mắc vào khí quản. Trường hợp nặng còn có thể gây khó thở hoặc ngừng thở dẫn đến tử vong.

Tổn thương dạ dày

Một vài chú chó háu ăn không chỉ dừng lại ở việc gặm nhấm bên ngoài mà còn nuốt những mảnh xương vào trong dạ dày. Dạ dày của chúng lại không có khả năng tiêu hóa được loại thức ăn này, dẫn đến xương bị kẹt lại trong dạ dày của chúng.

Tùy vào kích thước và số lượng xương bị kẹt, chú chó của bạn có thể phải thực hiện một số phẫu thuật hoặc nội soi đường tiêu hóa để tránh hậu quả đáng tiếc về sau.

Cách lựa chọn xương phù hợp cho chó

Mặc dù “lợi bất cập hại” là thế, nhưng gặm xương đã trở thành thú vui không thể thiếu của những chú chó, bạn không nên loại bỏ hoàn toàn mà hãy lựa chọn xương phù hợp cho chú chó nhà mình để tránh những hậu quả không đáng có.

Lựa chọn theo kích cỡ

Trước khi cung cấp cho chú chó những khúc xương, bạn nên tìm hiểu về thói quen nhai của chúng trước để lựa chọn được kích thước xương phù hợp. Có một số chú chó có thói quen nhai mạnh mẽ nhưng cũng có một số khác lại hơi biếng nhai một chút. 

Ngoài ra, điều này còn phải dựa vào kích thước cơ thể và độ tuổi của thú cưng, những chú chó có bộ hàm cứng cáp cũng như kích thước lớn sẽ phù hợp với những khúc xương tương đối lớn và ngược lại.

chú chó con màu trắng đang say mê gặm một khúc xương toNhững chú chó có bộ hàm cứng cáp cũng như kích thước lớn sẽ phù hợp với những khúc xương tương đối lớn và ngược lại (ảnh: hoaipet)

Độ cứng và đàn hồi của xương

Bên cạnh kích thước, bạn cũng cần phải dựa theo mức độ hiếu động và độ phát triển răng hàm của chú chó nhà mình để lựa chọn được một khúc xương có độ cứng và đàn hồi thích hợp.

Bởi lẽ, mỗi loại xương sẽ có độ cứng và độ đàn hồi khác nhau. Ví dụ những chiếc xương công nghiệp bằng da sẽ có độ cứng cao còn sản phẩm công nghiệp làm từ nilon lại có độ đàn hồi cao hơn.

một chú chó đen to lớn nằm gặm cục xương to trên bãi cỏBạn cần phải dựa theo mức độ hiếu động và độ phát triển răng hàm của chú chó nhà mình để lựa chọn được một khúc xương có độ cứng và đàn hồi thích hợp (ảnh: chotot)

Thành phần cấu tạo

Một trong những điều cần thiết khi lựa chọn xương cho những chú chó của chúng ta phải kể đến việc nắm rõ thành phần cấu tạo của khúc xương được lựa chọn.

Ví như những khúc xương làm từ nguyên liệu da thuộc sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho những chú chó đang trong thời kỳ mọc răng hoặc thích cắn phá đồ đạc. Nhưng vì các sản phẩm này thường có độ đàn hồi không tốt nên những mảnh vỡ từ xương có thể làm tổn thương nướu của chúng và gây sưng viêm.

Khi nắm rõ được thành phần cấu tạo của những khúc xương và đối chiếu với tình trạng xương hàm của chú chó nhà bạn thì việc lựa chọn xương sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều rồi.

Mùi vị

Ngoài những tiêu chí an toàn được đặt lên hàng đầu, bạn cũng cần chú ý đến sự hài lòng của những chú chó nhé. Vì mỗi loại xương khác nhau sẽ cho ra những hương vị khác nhau bao gồm cả xương tự nhiên và xương nhân tạo.

Vậy nên, bạn có thể thử nghiệm với một vài khúc xương trước khi quyết định lựa chọn một khúc xương chân ái cho chú chó nhà mình. Nếu như chú chó vui vẻ khi được thưởng cho những khúc xương và dành cả ngày để gặm thì xin chúc mừng, bạn đã đưa ra lựa chọn đúng đắn. Còn nếu chú ta liếm láp vài cái rồi bỏ đi thì bạn có thể tham khảo loại khác xem sao nhé.

Tổng kết 

Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ cùng cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích về sở thích gặm xương của loài chó cũng như cách để lựa chọn được loại xương phù hợp cho chú chó nhà mình. Mặc dù vẫn tồn tại những mặt tác hại nhất định nhưng bạn không nên cấm cản loài chó thực hiện niềm vui của mình mà hãy tìm ra chỗ chúng một loại xương vừa đảm bảo sức khỏe vừa đem đến niềm vui cho chúng. Cảm ơn bạn đã đón đọc, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.

Tăng cường sức khoẻ cho cún cưng của bạn với Protein
Tăng cường sức khoẻ cho cún cưng của bạn với Protein

Protein là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của chú chó. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung Protein cho chó bằng những loại thực phẩm đơn giản, dễ kiếm với giá thành rẻ sau đây.

Chó con nên và không nên ăn gì? Xây dựng thực đơn chuẩn chỉnh cho cún con
Chó con nên và không nên ăn gì? Xây dựng thực đơn chuẩn chỉnh cho cún con

Đối với những chú chó con (Từ 2 tháng tuổi), chế độ dinh dưỡng luôn là yếu tố cần được quan tâm và chú trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của chúng

Mách bạn: khiến boss ngoan hơn đáng kể bằng những tips đơn giản
Mách bạn: khiến boss ngoan hơn đáng kể bằng những tips đơn giản

Việc huấn luyện chó là một điều vô cùng quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng. Cùng tìm hiểu những kỹ năng để quá trình huấn luyện chó được thực hiện dễ dàng và suôn sẻ hơn.

 Những điều mà loài chó cực kỳ ghét ở chủ nhân
Những điều mà loài chó cực kỳ ghét ở chủ nhân

Tuy quấn quýt và thân thiết với chủ nhân của mình là thế, nhưng loài chó cũng cực kỳ khó chịu nếu như người chủ của chúng vô tình phạm phải những điều sau đây.

Bình luận