Nuôi chó khi có trẻ em, nên hay không? Top 5 cách giúp thiên thần nhỏ của bạn và doggo chung sống hoà thuận và an toàn

Việc nuôi chó khi có trẻ em là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Để trẻ lớn lên cùng chú chó cưng là một trải nghiệm thực sự tuyệt vời, nhưng làm sao để đảm bảo an toàn cho cả trẻ và cún lại là một câu hỏi nan giải.

Bạn là một người yêu thú cưng nhưng trong nhà lại có những thiên thần nhỏ đáng yêu? Bạn mong muốn con của mình có thể lớn lên với sự đồng hành của những người bạn bốn chân trung thành? Nếu đúng, ắt hẳn bạn đang phải đối mặt với vấn đề nan giải mang tên: Làm sao để nuôi chó khi có trẻ em mà vẫn đảm bảo sự an toàn cho cả cún lẫn những thiên thần nhỏ? đặc biệt là khi trẻ có thể chưa hiểu cách ứng xử với động vật cũng như những chú doggo chưa biết cách đối xử nhẹ nhàng với bạn nhỏ trong nhà. Đừng quá lo lắng, beadoggo sẽ cung cấp cho bạn những phương pháp giúp chó và trẻ em có thể chung sống hòa thuận, an toàn ngay trong bài viết sau đây, cùng nhau tìm hiểu nhé!

Những lợi ích của việc nuôi chó khi có trẻ nhỏ mà có thể bạn chưa biết

Giống như beadoggo đã đề cập, việc nuôi một chú chó khi trong nhà có trẻ nhỏ mang đến khá nhiều lợi ích tuyệt vời cho sự phát triển của thiên thần nhỏ - Từ việc học hỏi nhiều kỹ năng sống quý giá cho đến tạo ra một môi trường sống lành mạnh và yêu thương. Cùng khám phá những lợi ích tuyệt vời mà việc nuôi chó mang lại cho thiên thần nhỏ của bạn nhé!

Giúp trẻ học về tình yêu thương và trách nhiệm

Bạn có biết không, nuôi một chú chó trong trong gia đình chính là một cơ hội tuyệt vời để đứa trẻ của bạn học được những bài học quý giá về tình yêu thương và trách nhiệm. Khi trẻ đồng hành cũng như chăm sóc một chú chó, chúng sẽ hiểu được rằng việc chăm sóc và nuôi dưỡng một sinh vật sống luôn cần rất nhiều sự kiên nhẫn và quan tâm. Trẻ sẽ phải học cách cho chúng ăn, tắm rửa và chăm sóc sức khỏe, từ đó hình thành tinh thần trách nhiệm đối với những công việc cá nhân hằng ngày khác.

Và hơn thế nữa, em bé của bạn cũng sẽ hiểu được cách yêu thương, tôn trọng động vật, biết rằng động vật cũng cần được yêu thương, quan tâm và đối xử tốt giống như con người đối với nhau. Đây là những giá trị quan trọng để hình thành một nhân cách tốt đẹp ban đầu, giúp trẻ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, mọi vật xung quanh.

hình ảnh bé gái ôm chú chó goldenNuôi một chú chó trong trong gia đình chính là một cơ hội tuyệt vời để đứa trẻ của bạn học được những bài học quý giá về tình yêu thương và trách nhiệm

Cải thiện sức khỏe tinh thần của trẻ

Nuôi chó còn có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và tinh thần của trẻ. Việc đồng hành cùng với một người bạn bốn chân trung thành mỗi ngày sẽ giúp thiên thần nhỏ của bạn được giải tỏa căng thẳng, cảm thấy hạnh phúc và giảm thiểu stress, đặc biệt là sau một ngày học tập năng suất.

Khuyến khích trẻ vận động và tham gia các hoạt động ngoài trời

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những chú chó cũng khuyến khích trẻ vận động và tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn. Bởi chú chó cần được dắt đi dạo thường xuyên và điều này chính là cơ hội tuyệt vời để trẻ có thể rời khỏi “vùng an toàn” của mình, tránh xa các thiết bị điện tử để hòa nhập với thiên nhiên, với cuộc sống quanh mình cũng như tham gia vào các hoạt động thể chất thú vị. Những hoạt động này không những giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ hơn mà còn cải thiện sức khỏe thể chất, tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì,..

hình ảnh cậu bé ngồi cạnh chú chó shibaSự xuất hiện của những chú chó khuyến khích trẻ vận động và tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn

Tăng cường sự gắn bó trong gia đình

Sự xuất hiện của một chú chó trong gia đình bạn còn đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết các thành viên trong gia đình, chúng không chỉ là vật nuôi mà còn là một phần quan trọng của mái ấm. Với tình yêu thương vô điều kiện và lòng trung thành, chú chó tạo ra một không gian sống ấm áp, nơi mọi người cảm nhận được sự yêu thương và quan tâm từ nhau. Bên cạnh đó, việc cùng nhau chăm sóc, chơi đùa và dắt chó đi dạo mang lại cơ hội tuyệt vời để gia đình gắn kết và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ.

Những hoạt động này không chỉ giúp các thành viên thêm gần gũi mà còn thúc đẩy sự thấu hiểu và đồng cảm giữa mọi người. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, chó không chỉ là người bạn trung thành mà còn là người bạn giúp trẻ cảm nhận niềm vui, hạnh phúc và học cách chia sẻ tình cảm, đồng thời rèn luyện tinh thần trách nhiệm.

Những rủi ro cần cân nhắc khi nuôi chó trong gia đình có trẻ nhỏ

Khi nuôi chó trong gia đình có trẻ nhỏ, bên cạnh những lợi ích, bạn cũng cần lưu ý đến một số rủi ro tiềm ẩn. Mặc dù chó mang lại niềm vui và tình bạn trung thành, nhưng sự tiếp xúc giữa trẻ và động vật có thể dẫn đến những tình huống không mong muốn. Hãy cùng khám phá những rủi ro phổ biến để đưa ra quyết định hợp lý cho gia đình bạn!

Nguy cơ bị cắn hoặc thương tích từ chó

 Nguy cơ bị cắn hoặc gặp phải những thương tích không mong muốn cũng là một trong những rủi ro phổ biến khi nuôi chó trong gia đình có trẻ em. Bởi những bạn nhỏ nhìn chung chưa hiểu rõ về cách ứng xử với động vật, điều này khiến những chú chó cảm thấy sợ hãi hoặc bị đe dọa, chúng thường tấn công như một điều tất yếu. Chính vì như thế, mặc dù chó có thể trở thành bạn đồng hành tuyệt vời, nhưng khi có trẻ nhỏ, việc giám sát mọi tình huống luôn là điều cần thiết để tránh các sự cố không đáng có.

hình ảnh chú chó đang lườm một cậu bé Nguy cơ bị cắn hoặc gặp phải những thương tích không mong muốn là một trong những rủi ro phổ biến khi nuôi chó trong gia đình có trẻ em

Dị ứng và vấn đề sức khỏe khác

Vấn đề dị ứng và các bệnh truyền nhiễm cũng là một vấn đề sức khỏe khác mà bạn cần cân nhắc. Nhiều trẻ em có thể bị dị ứng với lông chó hoặc nước bọt của chúng dẫn đến các triệu chứng không mong muốn như ngứa, mẩn đỏ, hắt hơi, khó thở,..

Ngoài vấn đề dị ứng, những căn bệnh truyền nhiễm mà những chú chó mang theo cũng là điều mà chủ nhân cần lưu ý. Một số căn bệnh như viêm gan, bệnh dại, hay bệnh giun sán có thể truyền từ chó sang người. Vì vậy, việc giữ vệ sinh cho chó và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho thú cưng là điều rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình nói chung và thiên thần nhỏ nói riêng.

Gánh nặng tài chính 

Một yếu tố quan trọng cần lưu ý khi nuôi chó trong gia đình có trẻ nhỏ chính là vấn đề tài chính. Bởi bản thân việc nuôi dưỡng một chú chó đã tiêu tốn không ít tài chính, bao gồm chi phí thức ăn, tiêm phòng, kiểm tra sức khỏe định kỳ, thuốc men, chăm sóc và các dịch vụ như tắm rửa, cắt tỉa lông. Hơn nữa, chi phí này có thể cao hơn do các yêu cầu chăm sóc đặc biệt hoặc việc bạn chọn nuôi một giống chó chất lượng cao.

Khi gia đình bạn có trẻ nhỏ, chi phí lại càng tăng lên. Những đứa trẻ có nhu cầu riêng về dinh dưỡng, quần áo, học phí và các hoạt động vui chơi giải trí. Việc phải chăm sóc cả một đứa trẻ và một chú chó có thể gây áp lực lớn về tài chính nếu bạn không có sự chuẩn bị kỹ càng.

hình ảnh cậu bé ôm một chú chóViệc phải chăm sóc cả một đứa trẻ và một chú chó có thể áp lực lớn về tài chính 

Áp lực thời gian

Áp lực thời gian cũng là một vấn đề bạn phải đối mặt khi quyết định nuôi chó trong gia đình có trẻ em. Đứa trẻ của bạn thường xuyên yêu cầu sự chăm sóc, quan tâm từ cha mẹ, bao gồm việc chuẩn bị bữa ăn, giúp đỡ trong học tập, chăm sóc sức khỏe và tham gia các hoạt động giải trí. Điều này khiến các bậc phụ huynh luôn trong tình trạng tất bật, không có thời gian dành cho những hoạt động khác, bao gồm cả việc chăm sóc thú cưng.

Trong khi đó, việc chăm sóc một chú chó cũng chiếm một phần không nhỏ trong quỹ thời gian của bạn. Chó cần được đi dạo, cho ăn, tắm rửa, chăm sóc lông và kiểm tra sức khỏe định kỳ để được phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, khi có trẻ nhỏ, bạn cần phải giám sát mọi tương tác giữa trẻ và cún để đảm bảo an toàn cho cả đôi bên. Điều này có thể chiếm gần hết quỹ thời gian trong cuộc sống của bạn, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, áp lực và không thể hoàn thành những công việc khác.

Top 5 giải pháp giúp thiên thần nhỏ và những chú doggo nhà bạn chung sống thuận và an toàn

Bạn thấy đấy, việc nuôi chó trong gia đình có trẻ nhỏ mang lại nhiều niềm vui và lợi ích, nhưng cũng không thiếu những thử thách. Để bảo đảm an toàn và tạo ra một môi trường sống hòa hợp cho cả trẻ lẫn chú chó, chúng ta cần có những giải pháp tối ưu. Vậy đó là những giải pháp gì? Cùng beadoggo khám phá ngay sau đây bạn nhé.

Giáo dục và huấn luyện toàn diện dành cho chú chó của bạn

Khi có trẻ nhỏ trong gia đình, công tác giáo dục và huấn luyện chó càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi vì một chú chó không được huấn luyện bài bản có thể gây ra những tình huống không mong muốn khi chung sống với con người, đặc biệt khi tiếp xúc với trẻ em.

Công tác giáo dục và huấn luyện là chìa khóa giúp chú chó của bạn hiểu được những quy tắc ứng xử trong gia đình cũng như việc chung sống hòa hợp với những thành viên. Khi chú chó trở nên ngoan ngoãn và nghe lời, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc ngăn chặn chúng tiếp cận trẻ em trong những tình huống không thích hợp, như khi trẻ đang ăn, đang khóc hoặc chơi với đồ vật nguy hiểm. Việc huấn luyện này cũng giúp chó tự tin hơn trong môi trường gia đình, từ đó tránh được những hành động do sợ hãi hoặc kích động.

Tham khảo thêm: 3 cách đơn giản để huấn luyện chó dữ trở nên hiền lành

hình ảnh chú chó đập tay với chủ

Dạy đứa trẻ của bạn về cách cư xử với chú chó

Bên cạnh công tác huấn luyện bài bản dành cho chú chó, bạn cũng cần dạy cho thiên thần nhỏ mình hiểu về cách đối xử với chú chó nói riêng cũng như những động vật xung quanh nói chung. Vì những đứa trẻ vốn tò mò với mọi thứ xung quanh nhưng lại chưa hiểu hết được sự khác biệt trong hành vi của động vật, do đó, việc dạy cho các bé biết cách tương tác với chó sẽ giúp giảm thiểu các tình huống nguy hiểm.

Bạn cần dạy đứa trẻ của mình cách tiếp cận chó một cách nhẹ nhàng, không đột ngột hoặc quá mạnh bạo, điều này sẽ giúp chú chó cảm thấy an toàn và gần gũi hơn - Đây là nền tảng cho tình bạn tốt đẹp giữa người và vật về sau. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần tuyệt đối tránh những hành vi thô bạo như kéo tai, đuôi, làm đau hoặc gây tiếng động lớn khi chó đang ngủ bởi đó là những hành vi khiến chó cảm thấy bị đe dọa và kích thích bản năng tấn công như một cách phòng vệ.

Chung quy, giáo dục trẻ về cách tiếp cận chó đúng mực không chỉ giúp giảm nguy cơ bị tổn thương mà còn dạy cho đứa trẻ của bạn cách yêu thương, tôn trọng và đối xử tốt với mọi vật, mọi người xung quanh. Đây là những nền tảng cần thiết để giáo dục trẻ thành người tốt sau này.

Bố trí không gian riêng tư

Bên cạnh cách cư xử đúng mực, chó và trẻ em cần không gian riêng để tránh sự xung đột hoặc sự căng thẳng không đáng có. Cả chó và trẻ em đều cần một không gian riêng để có thể nghỉ ngơi và thư giãn mà không bị quấy rầy. Đối với chó, có một khu vực riêng biệt để ăn uống, ngủ và chơi sẽ giúp chúng cảm thấy an toàn và không bị xáo trộn bởi hoạt động của trẻ nhỏ. Còn đối với trẻ, bên cạnh những phút giây chơi đùa vui vẻ, trẻ cũng phải học cách tôn trọng không gian riêng tư của người bạn bốn chân trung thành và ngược lại.

Ngoài ra, việc thiết lập không gian riêng cho cả chó và trẻ cũng giúp mỗi bên phát triển theo cách tự nhiên của mình. Cả chó và trẻ em đều cần thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng, đối mặt với những vấn đề của riêng mình. Vì vậy, không gian riêng là yếu tố quan trọng giúp duy trì sự hòa hợp trong gia đình. 

hình ảnh một đàn bốn chú chó shiba màu vàngChó và trẻ em cần không gian riêng để tránh sự xung đột hoặc sự căng thẳng không đáng có

Theo dõi và điều chỉnh những tương tác giữa trẻ và chó

Giám sát khi trẻ và chó chơi cùng là một giải pháp quan trọng để đảm bảo sự an toàn và hòa thuận đôi bên. Dù bạn đã huấn luyện chó cũng như dạy dỗ đứa trẻ của mình thật tốt, việc theo dõi những tương tác giữa hai bên vẫn là điều cần thiết, đặc biệt khi trẻ còn nhỏ hoặc khi chó có dấu hiệu hành vi bất thường.

Nguyên do đến từ việc khi trẻ và chó chơi cùng nhau, đôi khi sự vô tình của trẻ có thể khiến chó cảm thấy bị đe dọa, làm tăng nguy cơ bị cắn hoặc xảy ra tình huống không mong muốn. Việc giám sát sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu căng thẳng của chó, chẳng hạn như rít, lùi lại hoặc lông dựng lên, để kịp thời can thiệp và tránh rủi ro đáng tiếc về sau. Thông qua việc theo dõi và điều chỉnh, bạn còn cho mình cơ hội để gần gũi với thú cưng và thiên thần nhỏ của mình hơn, từ đó để lại trong đứa trẻ của bạn những ký ức tuổi thơ tươi đẹp cũng như khiến mối quan hệ giữa thú cưng và chủ nhân thêm gắn bó.

Lựa chọn những giống chó hiền lành, phù hợp với trẻ nhỏ

Ngoài những biện pháp mang tính chủ quan mà chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu, việc lựa chọn những giống chó hiền lành, phù hợp với trẻ nhỏ cũng là một biện pháp vô cùng quan trọng mà bạn cần lưu ý. Bên cạnh những giống chó thân thiện, dễ gần cũng có một số giống chó có bản tính hung dữ hoặc tính hoang dã cao, không phù hợp với gia đình có trẻ em, dù có được huấn luyện bài bản đến đâu.

Ví như các giống chó như Rottweiler, Doberman hoặc Pit Bull, mặc dù thông minh nhưng bản năng bảo vệ mạnh mẽ của chúng có thể dẫn đến hành động quá mức, đặc biệt trong môi trường có trẻ nhỏ. Những giống chó này có xu hướng cảnh giác và không kiên nhẫn với sự náo nhiệt của trẻ, điều này có thể gây nguy hiểm nếu không được giám sát kỹ càng.

Vậy nên, các giống chó hiền lành, dễ mến và có tính cách điềm tĩnh sẽ là lựa chọn lý tưởng hơn cả. Như Golden Retriever, Labrador, Beagle, hay Cavalier King Charles Spaniel được biết đến với tính cách thân thiện, dễ gần và đặc biệt là rất hòa đồng với trẻ nhỏ.

hình ảnh một chú chó phốc hươu nằm trên ghế đệm caroViệc lựa chọn những giống chó hiền lành, phù hợp với trẻ nhỏ cũng là một biện pháp vô cùng quan trọng mà bạn cần lưu ý

Lời kết

Thông qua bài viết này, beadoggo hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích xoay quanh việc nuôi chó khi có trẻ nhỏ. Việc nuôi chó không chỉ mang lại niềm vui và sự gắn kết cho gia đình mà còn tạo cơ hội tuyệt vời để trẻ phát triển những kỹ năng sống quan trọng. Tuy nhiên, để đảm bảo sự an toàn và hòa thuận giữa trẻ và thú cưng, bạn cần áp dụng những biện pháp thích hợp, từ việc giáo dục và huấn luyện chó, đến giám sát và lựa chọn giống chó phù hợp đúng không nào? Cảm ơn bạn đã đón đọc, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.


Bài viết liên quan

Chó con nên và không nên ăn gì? Xây dựng thực đơn chuẩn chỉnh cho cún con
Chó con nên và không nên ăn gì? Xây dựng thực đơn chuẩn chỉnh cho cún con

Đối với những chú chó con (Từ 2 tháng tuổi), chế độ dinh dưỡng luôn là yếu tố cần được quan tâm và chú trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của chúng

 Điểm danh top 7 giống chó hiền lành nhất quả đất
Điểm danh top 7 giống chó hiền lành nhất quả đất

Poodle, Dachshund, Shiba Inu, Collie Border, Beagle, Irish Setter cùng với chó Pug được mệnh danh là top 7 giống chó hiền lành nhất hiện nay

Bình luận