Chó con nên và không nên ăn gì? Xây dựng thực đơn chuẩn chỉnh cho cún con

Đối với những chú chó con (Từ 2 tháng tuổi), chế độ dinh dưỡng luôn là yếu tố cần được quan tâm và chú trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của chúng

Chúng ta phải thừa nhận rằng một chế độ dinh dưỡng phù hợp và một menu thức ăn đa dạng luôn là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển của loài chó. Đặc biệt là chó con - Loài động vật có hệ tiêu hóa rất kém. Vậy chó con nên và không nên ăn gì? Làm sao để xây dựng thực đơn cho chó con? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Các loại thức ăn cho chó con thường gặp

Hiện nay, thức ăn cho chó con trên thị trường vô cùng phong phú và đa dạng để phú hợp với nhu cầu chọn lựa của bạn, có thể kể đến như.

Thức ăn hạt - Thức ăn khô

Thức ăn hạt (Thức ăn khô) là thức ăn dành cho chó với giá rẻ, dễ bảo quản và có nhiều mẫu mã thu hút nên được rất nhiều người nuôi chó tin dùng. Tuy nhiên, không phải bất kì loại hạt cũng giống nhau và có một số sản phẩm sẽ chứa các thành phần không phù hợp đối với những chú chó con. 

Vì thế, hãy đọc kỹ bảng thành phần để lựa chọn được một sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thành phần chính là thực phẩm lành mạnh.

Thức ăn hạt là thức ăn dành cho chó với giá rẻ, dễ bảo quản và có nhiều mẫu mã thu hút 

Pate cho chó con - Thức ăn đóng hộp

Thức ăn đóng hộp hay Pate dành cho chó dường như là món ăn khoái khẩu của những chú chó con. Thế nhưng, giá cả thị trường của sản phẩm này cũng không hề rẻ. Thức ăn đóng hộp có hàm lượng nước chiếm khoảng 75%, nhưng hàm lượng nước trong sản phẩm chiếm càng nhiều thì dinh dưỡng càng ít. Nếu lựa chọn loại thực phẩm này, bạn cần chú ý để cho chó con nhà mình tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn để đạt được mức dinh dưỡng cần thiết.

Thức ăn bán ẩm

Thức ăn bán ẩm là loại thức ăn có hình dạng của sườn heo, bánh mì kẹp thịt hoặc các loại thức ăn nhiều thịt khác. 

Nhìn chung, loại thực phẩm này khá được lòng các boss nhỏ bởi sự đa dạng, độc đáo về hình thức lẫn hương vị. Thế nhưng, thức ăn bán ẩm lại cung cấp ít chất dinh dưỡng, chứa nhiều hương vị và chất tạo màu. Vì thế, các chuyên gia sẽ không khuyên dùng thường xuyên loại thức ăn này cho chó con nhà bạn.

Thức ăn tự nấu

Nấu thức ăn cho chó cũng là một cách hợp lý để bạn có thể chủ động trong việc chọn lựa các nguồn thực phẩm, kiểm soát chất dinh dưỡng mà chó con nạp vào cơ thể. Không đơn thuần chỉ là lượng calo nạp vào cơ thể, thức ăn cho chó con còn phải đảm bảo cân bằng thích hợp Protein, chất béo, Carbohydrate, khoáng chất và các loại Vitamin. Tuy vậy, phương pháp này lại có vẻ không thích hợp với những người chủ nuôi quá bận rộn.

Nấu thức ăn cũng là một cách hợp lý để bạn có thể chủ động trong việc chọn lựa các nguồn thực phẩm và kiểm soát chất dinh dưỡng

Thức ăn thô - Thức ăn sống (raw)

Chế độ ăn sống hay còn gọi là Raw, là một chế độ ăn tự nhiên và đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất. Bởi lẽ, các Vitamin và khoáng chất trong thực phẩm dễ bị mất đi khi nấu chín và chất dinh dưỡng thường ít hoặc không hiệu quả như nguồn thực phẩm ở Raw.

 Mặc dù thức ăn thô gồm có thịt sống, xương và cả nội tạng động vật thêm vào để bổ sung protein và chất đạm cần thiết nhưng nhiều nghiên cứu lại không khuyến khích các làm này bởi nó sẽ kích thích bản năng hoang dã ở vật nuôi và khiến cho chúng bị nhiễm khuẩn.

Cách xây dựng thực đơn cho chó con theo độ tuổi

Vào mỗi độ tuổi khác nhau, những chú chó con lại có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, đòi hỏi người chủ nuôi phải xây dựng cho chúng một thực đơn hợp lý. Trong mục này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách xây dựng thực đơn cho chó con theo độ tuổi nhé.

Chó con từ 8 - 16 tuần tuổi

Đây là độ tuổi mà cho con được đón về nhà mới, vậy nên thức ăn trong giai đoạn này không nên có sự thay đổi lớn, vì có thể sẽ khiến chó con bị đau bụng hoặc bỏ ăn. Vậy nên, không nên thay mới hoàn toàn chế độ dinh dưỡng trong thời gian này, thay vào đó ở 1 -2 tuần đầu hãy xen lẫn thức ăn cũ vào thức ăn mới để chó con tập làm quen dần.

Thức ăn cho chó con ở giai đoạn này có thể là thức ăn thương mại chất lượng cao được sản xuất riêng cho chúng, thức ăn hạt hoặc Pate đều được, Nhưng sau tất cả, yếu tố quan trọng nhất là phải phù hợp với giống chó và độ tuổi của chúng.

Nếu bạn nấu thức ăn cho chó thì những thực phẩm cần thiết là: thịt heo, bò, gà, cá, trứng, cà rốt, bí đỏ và một số những loại rau củ khác. Tuy nhiên, tất cả các loại thực phẩm phải được vệ sinh, nấu chín thật mềm và xay nhuyễn. Đồng thời nước uống phải luôn được chuẩn bị sạch sẽ.

Riêng chế độ ăn thô sẽ không được khuyến khích trong giai đoạn này bởi vì hệ thống miễn dịch của chó con chưa phát triển toàn diện nên chưa thể đối phó với lượng vi khuẩn có trong thức ăn sống. 

Ở 1 - 2 tuần đầu hãy xen lẫn thức ăn cũ vào thức ăn mới để chó con tập làm quen dần

Chó con từ 16 - 24 tuần tuổi

 Trong giai đoạn phát triển này, ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng như trước thì cần phải bổ sung thêm các Protein từ các loại thịt động vật càng nhiều càng tốt.

Ngoài ra, bạn nên cân nhắc cho chó con tập ăn dần một số loại xương sống, bởi đây là khoảng thời gian các răng vĩnh viễn mọc, vậy nên chúng được khuyến khích nhai tích cực một thứ gì đó có lợi cho sức khỏe răng miệng thay vì cắn giày dép hay nhai đồ đạc trong nhà.

Tuy nhiên, không nên chỉ sử dụng thức ăn sống thay thế chế độ thức ăn thường. Thêm vào đó trong quá trình thay đổi thức ăn mới cho chó con, hãy luôn theo dõi chúng để nhanh chóng và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường: nôn ói, chán ăn, mệt mỏi, phân bất thường... hãy ghi chú lại và tránh loại thực phẩm ấy vào những lần sau.

Với chó con từ 16 - 24 tuần tuổi bạn nên cho chúng tập ăn dần một số loại xương sống, bởi đây là khoảng thời gian các răng vĩnh viễn mọc

Chó con trên 6 tháng

Ở giai đoạn này, chó bắt đầu vào giai đoạn trưởng thành ở các giống chó nhỏ và 9 tháng đối với các giống chó lớn. Lúc này, thức ăn là hạt hoặc thực phẩm nấu chín đều phải đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

Đối với các sản phẩm thức ăn khô, bạn cần đọc kỹ các thành phần của sản phẩm, đảm bảo rằng chúng không chứa các thực phẩm có độc tố gây hại đến chó hoặc sản phẩm có nguồn thành phần không tốt.

Khi nấu thức ăn cho chó thì “ăn đủ - ăn đúng” là nguyên tắc cần tuân thủ khi chế biến, các chất dinh dưỡng quan trọng cần cân bằng là Protein từ thịt gà, gà tây, cá, thịt bò nạc, thịt lợn…; Carbohydrate như gạo, mì ống, khoai tây; các loại rau như đậu Hà Lan, đậu xanh, cà rốt; chất béo ở dạng dầu thực vật; Vitamin, khoáng chất từ các loại trái cây, rau quả. Và điều quan trọng là không dùng thực phẩm ôi thiu, thức ăn thừa để chế biến thực phẩm cho cún.

Khi nấu thức ăn cho chó thì “ăn đủ - ăn đúng” là nguyên tắc cần tuân thủ khi chế biến

Một số điều cần lưu ý khi xây dựng thực đơn cho chó con

Để mang đến cho thú cưng nhà mình một chế độ ăn tốt nhất, trong quá trình xây dựng thực đơn cho chó con, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Không nên thêm bất kì thực phẩm bổ sung nào, trừ khi được bác sĩ thú y hướng dẫn
  • Không thay đổi chế độ ăn đột ngột, trừ khi được sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Nếu bạn muốn thay đổi, hãy làm dần dần trong khoảng 1 đến vài tuần.
  • Không phải lượng thức ăn trên bao bì đều phù hợp với sức ăn của mọi loại chó. Vậy nên, nếu chúng không ăn hết là do bạn đã bỏ quá nhiều.
  • Không nên cho chó ăn trước khi đi trên xe vì điều này có thể khiến chúng bị say xe, hoặc một giờ trước khi tập thể dục vì điều này có thể khiến chúng làm giãn và xoắn dạ dày gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Giữ bình yên khi chúng đang ăn, đừng chọc phá hoặc lấy bát giữa chừng vì những điều này có thể khiến chúng hình thành thói quen xấu.
  • Không nên cho chó ăn trên bàn hoặc đĩa của bạn, vì điều này làm cho chó con quen với việc ăn chung với con người và dễ phát sinh các thói quen xấu: chảy nước dãi, van xin thức ăn hoặc sủa.

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cho những chú chó con được phát triển khỏe mạnh nhất

Tham khảo thêm:

Lời kết

Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích xoay quanh thực đơn cho chó con và giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xây dựng một thực đơn ăn uống chuẩn chỉnh cho những chú chó nhỏ nhà mình. Dù là đối với bất kỳ loài thú cưng nào, chế độ ăn uống trong giai đoạn khi còn bé vẫn rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển khỏe mạnh về sau đúng không nào?

Chó biếng ăn: nguyên nhân do đâu? Và cách điều trị thế nào?
Chó biếng ăn: nguyên nhân do đâu? Và cách điều trị thế nào?

Giống như con người, chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển khỏe mạnh của chó. Vậy nên, tình trạng chó biếng ăn luôn cần được những người chủ nuôi quan tâm và xử lý kịp thời

Tăng cường sức khoẻ cho cún cưng của bạn với Protein
Tăng cường sức khoẻ cho cún cưng của bạn với Protein

Protein là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của chú chó. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung Protein cho chó bằng những loại thực phẩm đơn giản, dễ kiếm với giá thành rẻ sau đây.

Bình luận