Tại sao chó cắn tay chân chủ? Uốn nắn thế nào?

Chó thường hay ngứa răng khi mọc răng hoặc lúc tức giận, liệu đó có phải nguyên nhân khiến chó cắn tay chân chủ? Làm thế nào để khắc phục thói quen xấu này ở chó?

Nguyên nhân khiến chó cắn tay chân chủ

Thói quen cắn tay chân chủ của chó thường có nhiều nguyên nhân, nhưng những nguyên nhân mà chúng tôi liệt kê dưới đây chính là những nguyên nhân phổ biến nhất. 

Do mọc răng, thay răng

Nguyên nhân này thường được nhìn thấy ở những chú chó con từ 3 đến 4 tháng tuổi, đây là khoảng thời gian mà răng sữa của chúng bắt đầu rụng để nhường chỗ cho những chiếc răng trưởng thành. Quá trình này khiến cho những chú chó con rất khó chịu và cắn tay hoặc chân của chủ nhân chính là một trong những cách để tạm thời làm dịu đi cơn đau đó. 

Ở giai đoạn này, những chú chó con rất khó kiểm soát hành vi gặm nhấm mọi vật xung quanh và chúng không hề có ý định làm đau bạn. Nên dù bạn có khó chịu đến đâu thì cũng đừng dùng vũ lực với chúng nhé.

chó con đang mọc răng bị ngứa răng cắn tay chủQuá trình mọc răng khiến cho những chú chó con rất khó chịu

Do sự tức giận

Thi thoảng, những chú chó sẽ có những cơn giận thất thường. Điều này có thể xuất phát từ việc bạn vô tình làm một chuyện gì đó khiến chúng không vui hoặc xảy ra khi chủ và chó chơi đùa hăng hái quá mức. 

Những vết cắn xảy ra do sự tức giận thường nghiêm trọng hơn là khi chúng chơi đùa nhưng rất ít người thật sự phân biệt được hai trường hợp này. Vậy nên, bạn hãy quan sát nhiều hơn những biểu hiện của chúng. Khi thực sự tức giận, cơ thể của chúng sẽ đông cứng lại, nhe răng nanh hoặc phát ra những tiếng gầm gừ bên trong cổ họng. Khi này, bạn nên có biện pháp kịp thời để xoa dịu cơn giận của chúng trước khi mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. 

Một số biện pháp khắc phục thói quen cắn tay chân chủ của chó

Sau khi đã cùng nhau tìm hiểu những nguyên nhân hình thành nên thói quen cắn tay chân chủ của chó, để giúp cho những người chủ nuôi kịp thời uốn ngắn và khắc phục thói quen xấu này ở các boss, chúng tôi xin đề ra những biện pháp như sau. 

Dạy chó cách nhẹ nhàng khi cắn hoặc gặm

Nếu như chó có thói quen cắn tay chân bạn hoặc bất kỳ đồ vật nào trong nhà, hãy dạy chúng cách sử dụng lực nhẹ nhàng hơn. Bởi lẽ, những chú chó thường không  ý thức được lực cắn của mình có thể gây tổn thương cho người khác hoặc vật khác. 

Điều bạn cần dạy chúng ở đây chính là nếu cư xử nhẹ nhàng hơn thì sẽ được yêu thương và quan tâm. Mỗi khi chúng làm đau bạn, hãy tỏ thái độ không vui kịp thời và phớt lờ chúng một khoảng thời gian đến khi chúng dùng lực nhẹ nhàng hơn khi chơi đùa với bạn. 

chó phốc màu đen đòi cắn tay chủHãy dạy chó nếu cư xử nhẹ nhàng thì sẽ được yêu thương và quan tâm

Chơi với thú cưng nhiều hơn

Thời điểm mà chú chó ngoan ngoãn nhất chính là khoảng thời gian mệt mỏi sau một cuộc vui chơi dài. Vậy sao những người chủ nuôi chúng ta không thử lấp thời biểu của chúng bằng những hoạt động vui chơi lành mạnh như chạy bộ, bơi lội, trốn tìm,...

Kiên trì thực hiện những điều này không chỉ giúp cho chú chó của bạn ngoan ngoãn hơn mà còn tăng cường sức khỏe cho chúng đồng thời làm khăng khít thêm tình cảm giữa vật nuôi và chủ nhân.

chó pug đang bơi dưới bể bơi

Tạo môi trường thân thiện giữa chó và đồng loại

Chúng ta phải thừa nhận một điều rằng con người sẽ trở nên hạnh phúc hơn khi tìm được những người bạn tâm đầu ý hợp. Chúng tôi tin rằng loài chó cũng như thế, hãy tạo điều kiện và một môi trường thân thiện để các boss nhà mình có cơ hội chơi cùng những chú chó khác. Điều này không chỉ giúp cho chúng tạm quên đi thói quen cắn tay chân chủ mà còn khiến cho chú chó trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn. 

Sử dụng thuốc xịt

Nếu như thói quen của chú chó nhà bạn rất nặng và khó sửa, bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ của các sản phẩm xịt ngăn có mùi. Hãy dùng những loại thuốc xịt này lên áo quần của bạn, mùi khó chịu của sản phẩm sẽ khiến cho những chú chó không cắn bạn nữa. 

Sử dụng xương gặm

Sử dụng xương gặm là một trong những phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để chữa thói quen cắn chân tay chủ của chó, nhất là những chú chó con bước vào giai đoạn mọc răng. Một số loại xương gặm sạch răng sẽ giúp cho cải thiện chất lượng răng miệng đáng kể, giúp loại bỏ mảng bám trên răng đồng thời khiến cho nướu khỏe mạnh hơn. Từ đó, hành vi cắn tay chân chủ cũng được cải thiện đáng kể.

chú vàng gặm khúc xương còn một ít thịt

Một số lưu ý về hành vi cắn chân tay chủ của chó

Tuy thói quen cắn tay chân chủ của chó không phải là một hành vi quá xa lạ hay nghiêm trọng nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Tránh những hành vi khiêu khích: Đối với những chú chó có thói quen cắn tay chân chủ, bản thân những người chủ cần phải tránh những hành vi mang tính khiêu khích như huơ  tay trước hoặc chúng hoặc dùng tay tát vào mõm chó. Những điều đó sẽ khiến cho chúng bị kích động và muốn cắn bạn.
  • Đừng kéo đi khi bị chó cắn: Mặc dù chúng tôi biết bản thân mỗi người thường khó chịu trước hành vi này của chó, nhưng bản thân chúng ta nên kiên nhẫn xử lý vấn đề thay vì kéo mạnh tay hoặc chân khiến cho những chú chó kích động và cắn mạnh hơn 
  • Tránh la hét lớn tiếng: Tương tự như hành vi kể trên, những chú chó sẽ có xu hướng cắn mạnh hơn vì chúng xem đây là một lời khiêu khích.
  • Sử dụng vũ lực: Sử dụng vũ lực trong bất kỳ trường hợp nào đều không phải là giải pháp tốt, tình huống này cũng vậy, những chú chó có thể trở nên kích động hơn bao giờ hết và làm tổn thương bạn nhiều hơn. Hoặc trong trường hợp chúng chỉ là những chú chó con không có sức tấn công, điều này cũng sẽ tạo ra ám ảnh tâm lý cho chúng về sau.
  • Nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia: Trong trường hợp thói quen này đã hình thành lâu dài ở chó và khó có thể sửa đổi, hãy tìm đến bác sĩ thú ý và các chuyên gia để được giúp đỡ, họ sẽ có liệu pháp điều trị phù hợp nhất dành cho chú chó của bạn.

Lời kết

Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về hành vi cắn tay chân chủ của chó và một số phương pháp điều chỉnh. Đã là thói quen thì phải mất rất nhiều thời gian để thay đổi đúng không nào? Vậy nên, hãy kiên nhẫn hơn với chú chó nhà bạn nhé. Cảm ơn bạn đã đón đọc, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau.


Bài viết liên quan

Chó cắn người: Nguyên nhân do đâu? Dậy dỗ thế nào?
Chó cắn người: Nguyên nhân do đâu? Dậy dỗ thế nào?

Hằng năm, tại Việt Nam chúng ta có đến hơn 500.000 người bị chó cắn và phân nửa trong số đó cho biết họ bị chính chó cưng của mình tấn công. Vậy nguyên nhân gì khiến cho chó cắn người, kể cả chủ nhân của chúng?

Chó con nên và không nên ăn gì? Xây dựng thực đơn chuẩn chỉnh cho cún con
Chó con nên và không nên ăn gì? Xây dựng thực đơn chuẩn chỉnh cho cún con

Đối với những chú chó con (Từ 2 tháng tuổi), chế độ dinh dưỡng luôn là yếu tố cần được quan tâm và chú trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của chúng

Để lại bình luận