Bệnh ký sinh trùng máu ở chó: Căn bệnh cực kỳ nguy hiểm

Là một trong những bệnh nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong ở chó, bệnh ký sinh trùng máu là nỗi sợ ám ảnh của nhiều người nuôi chó.

Trong thế giới tự nhiên, có rất nhiều loại vi trùng, vi khuẩn sống ký sinh vào những động vật hoặc vật chủ khác gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Và bệnh ký sinh trùng máu ở chó cũng không ngoại lệ. Bệnh rất dễ mắc phải từ nhiều nguồn, nhưng để chữa trị đúng và triệt để thì cần phải lưu ý khá nhiều. Chính vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật về bệnh ký sinh trùng máu ở chó trong bài viết dưới đây nhé! 

Nguyên nhân bệnh ký sinh trùng máu chó

Bệnh ký sinh trùng máu ở chó có rất nhiều nguyên nhân. Để có thể chữa trị tận gốc cho cún yêu của mình, bạn cần phải xác định đúng nguyên nhân và nguồn lây nhiễm bệnh. 

Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ký sinh trùng máu: 

  • Chó bị Virus Rickettsia tấn công hồng cầu và bạch cầu
  • Chó bị nhiễm Babesia, Ehrlichia Canis,...- những loại ký sinh trùng nguy hiểm hoặc bọ, ve, rận,...
  • Chó bị nhiễm từ vết cắn của chó nhiễm bệnh, hoặc liếm máu từ vết thương mang mầm bệnh
  • Chó bị truyền máu nhiễm trùng

Bệnh ký sinh trùng máu chó cũng có thể lây qua vết cắn

Biểu hiện bệnh ký sinh trùng máu chó

Không khó để nhận biết chó của bạn đã mắc phải bệnh ký sinh trùng máu. Có những biểu hiện được bộc lộ ra bên ngoài, và bạn hoàn toàn có thể căn cứ vào đó để nắm bắt kịp thời tình hình. Một số dấu hiệu dễ nhận thấy nhất phải kể đến như: 

  • Chó kém năng động, uể oải
  • Chó bỏ ăn, lại nôn mửa hoặc tiêu chảy 
  • Chó sốt cao
  • Nước tiểu chó có màu vàng, hôi
  • Da chó vàng, mắt lờ đờ, đôi khi đỏ bất thường
  • Chó có thể trở nên hung hăng, mất bình tĩnh,..

Khi thấy chó mệt mỏi, uể oải, lại bỏ ăn và hay nôn mửa, rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh ký sinh trùng máu.

Điều trị bệnh ký sinh trùng máu chó

Ngay khi phát hiện các biểu hiện nói trên, bạn cần nhanh chóng đưa cún yêu của mình đến bệnh viện thú y uy tín. Bệnh này tương đối nguy hiểm và có thể gây tử vong, nên cần được chữa trị đúng cách, đúng thời điểm. 

Bệnh ký sinh trùng máu không thể tự chữa tại nhà mà cần phải có sự hỗ trợ của bác sĩ. 

Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng Dicynone (Etamsylate) - một loại thuốc có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng, và đồng thời bổ sung các loại thuốc cầm máu. Bạn có thể hỗ trợ giảm thiểu độ nguy hiểm của tình hình bằng cách chườm đá trên sống mũi chó, tăng cường đề kháng và cung cấp chất điện giải thải độc. 

Một số loại thuốc kháng sinh cũng sẽ được bác sĩ kê cho bạn nhằm hỗ trợ chó lâu dài, trong khoảng 2 tháng và yêu cầu tái khám. Bạn cần cho chó sử dụng thuốc đúng, đủ để trị hoàn toàn căn bệnh nguy hiểm này. 

Phòng ngừa bệnh ký sinh trùng máu chó

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh ký sinh trùng máu ở chó? Đây chắc chắn sẽ là câu hỏi mà bạn cần quan tâm hàng đầu khi nuôi chó. 

Tuy nhiên, không khó để phòng ngừa bệnh ký sinh trùng máu. Bạn chỉ cần chăm sóc chúng thật tốt, thường xuyên quan tâm để theo dõi tình hình sức khỏe là được. Bạn cũng cần lưu ý một số điều sau: 

  • Tiêm phòng đầy đủ, thăm khám thường xuyên
  • Xây dựng môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng, an toàn
  • Vệ sinh dụng cụ ăn uống, đồ chơi thường xuyên
  • Tắm rửa mỗi tuần, chải lông kỹ để đảm bảo không có ve, rận
  • Lưu ý vệ sinh thật kỹ thì chó có vết thương do đùa giỡn hoặc do cắn nhau với chó khác. 

Đồ chơi của chó cũng cần được vệ sinh thường xuyên

Lời kết

Như vậy, trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về bệnh ký sinh trùng máu ở chó - một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn bảo vệ chú chó của mình tốt hơn. Cảm ơn bạn đã tin đọc bài viết này. Hẹn gặp lại trong những bài viết sau! 

Bài viết liên quan

Top 5 căn bệnh thường gặp ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Top 5 căn bệnh thường gặp ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Một số căn bệnh như bệnh Care, bệnh dại, viêm gan hay Pravo,.. là những căn bệnh thường gặp ở chó và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chúng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chó bị nôn mửa: Nguyên nhân do đâu? Xử lý thế nào?
Chó bị nôn mửa: Nguyên nhân do đâu? Xử lý thế nào?

Là một người chăm sóc thú cưng, chắc chắn bạn sẽ luôn lo lắng khi nhìn thấy chó của mình nôn mửa hoặc có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Hơn nữa, việc nôn mửa diễn ra thường xuyên cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của những chú cún cưng.

Bình luận