Cách dạy chó con làm quen khi về nhà mới cực đơn giản

Nhiều người ví von rằng việc chăm sóc một chú chó con cũng như nuôi một đứa trẻ, cần rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Trong đó, việc giúp chó con làm quen khi mới về nhà cũng là một trở ngại lớn.

Đối với những người yêu chó nói chung, sức hút của một chú chó con đáng yêu quả là rất khó chối từ đúng không nào? Thế nhưng, việc chăm sóc những người bạn nhỏ này không hề dễ dàng chút nào, nhất là giai đoạn giúp chó con làm quen khi về nhà mới. Nhưng đừng lo, vì trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách dạy chó con làm quen với nhà mới cực kỳ đơn giản.

Chuẩn bị những thứ cần thiết 

Trong những thứ cần thiết để chào đón một chú chó con mới thì chiếc lồng nuôi là thứ cần thiết và nên chuẩn bị đầu tiên trước khi mang chó con về nhà. Chiếc lồng thoải mái sẽ giúp trấn an tinh thần của những chú chó con, giúp chúng không bỏ chạy vì sợ hãi môi trường sống mới. Điều cần lưu ý khi lựa chọn là bạn nên chuẩn bị một chiếc lồng có đủ không gian và khu vực đa dạng để chó con có thể thoải mái ngủ nghỉ, ăn uống và đi vệ sinh bên trong. Đồng thời, không gian xung quanh lồng cũng là yếu tố cần được quan tâm, bạn phải đảm bảo nơi đặt lồng thoáng mát, gọn gàng, sạch sẽ và không có bất kỳ nguy hiểm nào.

Ngoài ra, để chú chó của mình có được không gian sống thoải mái và thoáng đãng nhất, bạn cũng nên chú ý trang bị cho chú ta một số vật dụng cần thiết khác như cát, đồ chơi và áo quần,.. nhé.

Tham khảo thêm: Top 10 loại đồ chơi sẽ khiến cún con của bạn mê mẩn

Chiếc lồng thoải mái sẽ giúp trấn an tinh thần của những chú chó con, giúp chúng không bỏ chạy vì sợ hãi môi trường sống mới

Dành thời gian để chó con làm quen

Khi hướng dẫn chó thích nghi với môi trường mới, bước đầu là cho nó có đủ thời gian để tập làm quen dần. Đây là giai đoạn quan trọng, vì thế trong khoảng thời gian này bạn không thể dùng đến bạo lực, kích thích hay ép buộc chó con thích nghi với môi trường mới thật nhanh một cách thiếu suy nghĩ. 

Cách huấn luyện chó con hiệu quả nhất chính là tạo ra một không gian sống lý tưởng, một cuộc sống thoải mái đầy đủ tiện nghi và thư giãn cho chúng. Khi được sống và thư giãn trong một môi trường phù hợp, chúng sẽ có được cảm giác an toàn và chủ động hòa nhập với cuộc sống mới dễ dàng hơn.

Bạn có thể lựa chọn những ngôi phòng nhỏ cho cún con làm quen ở trước, sau đó dẫn chúng đi tham quan môi trường sống mới của chúng. Khi cún con đã quen với cuộc sống mới, bạn có thể dạy chúng một số hoạt động đơn giản như: ngồi, nằm, đi vệ sinh đúng chỗ,… hoặc một số bài học khác nâng cao và chuyên nghiệp hơn nếu bạn muốn. Nếu chó con mà bạn nuôi là một trong những giống chó như Poodle, Pug, Rottweiler, Husky, Phốc sóc… thì bạn có thể thực hiện các bài huấn luyện ngay tại nhà nếu có đủ thông tin và các bước.

Tham khảo thêm: 7 hiệu lệnh huấn luyện chó đơn giản mà hiệu quả cho bạn nhàn tênh

Sau 1 – 2 tuần là khoảng thời gian chó con đã bắt đầu quen với môi trường sống mới của chúng. Lúc này, bạn có thể dẫn chúng vào ngôi nhà của bạn để chúng khám phá và tham quan xung quanh. Một mẹo nhỏ cho bạn là khi đến cửa, thay vì vội mở cửa thì bạn hãy dừng lại để chó con hiểu được rằng đang có những điều mới lạ đang chờ đợi chúng sau cánh cửa. Tiếp đó, bạn hãy dắt chúng đi vào từng căn phòng một. Hãy luôn là đi trước để dạy chúng hiểu, chỉ khi bạn cho phép thì chúng mới được bước vào trong phòng. Nếu chúng có những biểu hiện không ngoan ngoãn như chạy lăng xăng, không theo sự chỉ dẫn của bạn,... thì hãy quát nạt và mắng chúng để chúng hiểu rằng đó là những hành động xấu và không được làm như thế. 

Cách huấn luyện chó con hiệu quả nhất chính là tạo ra một không gian sống lý tưởng, một cuộc sống thoải mái đầy đủ tiện nghi và thư giãn cho chúng

Thấu hiểu tâm trạng của chó

Loài chó luôn có một thói quen xấu là luôn đề cao cảnh giác với tất cả mọi người xung quanh khi đang ở trong một môi trường lạ lẫm. Chúng sẽ luôn có thái độ xa lạ, thờ ơ đối với mọi vật xung quanh bao gồm cả chủ, không cho phép người khác tiến vào cuộc sống của chúng một cách dễ dàng. Chủ nhân lúc này cần phải từ từ làm xoa dịu và mất tâm lý thù địch cũng như sự cảnh giác của chúng một cách khôn khéo. Nếu đang ở trong một môi trường mới chưa kịp thích nghi mà chủ nhân lại có những hành động không đúng thì rất có thể chúng sẽ quay lại cắn cả chủ của mình.

Vì vậy phương pháp tốt nhất để giải quyết tình huống này là hãy cố gắng trở thành bạn của chúng, và dần dần chúng sẽ cảm nhận được sự an toàn, thấu hiểu được chủ nhân và tập làm quen trong môi trường mới. Chủ nhân không nên có những hành vi bạo lực hay uy hiếp đối xử với chúng, thay vào đó hãy dùng tình yêu với chúng. Việc còn lại chỉ đơn giản là đợi sau một thời gian thích nghi, khi đó chó con sẽ trở nên thân thiết với bạn hơn. 

Thói quen phòng thủ này thường thấy ở những chú chó vừa được chủ nhận về hoặc thậm chí là khi chúng được chủ dắt đi dạo nhưng gặp phải một đối tượng lạ nào đó.

Loài chó luôn có một thói quen xấu là luôn đề cao cảnh giác với tất cả mọi người xung quanh khi đang ở trong một môi trường lạ lẫm

Cho làm quen với các vật nuôi khác trong nhà

Nếu bạn đã và đang nuôi các bé cún khác thì hãy giúp cho cún cưng mới nhà bạn có thể làm quen với người bạn lớn đó bằng những cách như:

  • Cho những chú chó gặp nhau ở những nơi không phải địa bàn của chó cũ
  • Cho chó cũ ngửi mùi nước tiểu của chó mới
  • Chọn một không gian thoáng đãng để chó mới làm quen với chó cũ
  • Hãy đặt chó xuống sàn nhà để giới thiệu thay vì bông chúng trên cao 
  • Luôn giữ được trạng thái bình tĩnh cho bản thân: Chó là một loài vật thông minh, vì thế chúng có thể dễ dàng cảm nhận được cảm xúc của bạn khi bạn giới thiệu chúng với nhau. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng hoặc quá phấn khích khi giới thiệu thì chó cũng sẽ có những cảm xúc như vậy. Tốt nhất là bạn nên giữ bĩnh tĩnh, thở chậm và tỏ ra thoải mái nhất có thể với đàn chó của mình

Thể hiện thái độ nghiêm khắc

Một tâm lý chung của những người mới mang chó về nuôi là sẽ luôn cưng nựng, chiều chuộng, dung túng và vuốt ve chúng. Tuy nhiên, chính những hành động này cũng sẽ là nguyên nhân khiến chúng trở nên hư hỏng và không nghe lời. Chính vì vậy, thay vì cứ mãi nuông chiều thì bạn cũng cần phải thể hiện thái độ nghiêm khắc, la mắng, quát nạt chúng ngay từ ban đầu nếu chúng phạm sai lầm. Dù vậy, một điều lưu ý cho bạn là không nên phạt cún cưng của mình bằng những cách như đánh đập, bỏ đói, bạo lực,... vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của chúng về sau, gây ra khó khăn cho việc huấn luyện về sau.

Chăm sóc theo một chế độ khoa học

Sau khi đem chó con về nhà, cách nhanh nhất để bạn có thể làm quen với chung một cách dễ dàng là cho chúng ăn. Vậy nên hãy hỏi chủ cũ, chủ shop thú cưng những thông tin cần thiết như món ăn yêu thích, giờ ăn cũng như số lượng buổi ăn của chó con trong ngày để có thể lập ra một thời gian biểu phù hợp cho chúng. Đầu tiên, bạn sẽ cho chúng ăn với chế độ như chế độ ăn cũ để tránh việc làm ảnh hưởng đến dạ dày của chúng. Sau đó, bạn hãy từ từ điều chỉnh thời gian ăn, số lượng bữa ăn cũng như chế độ dinh dưỡng một cách phù hợp và khoa học để giúp chó con luôn khỏe mạnh nhanh lớn, phát triển tốt.

Tham khảo thêm: Chó con nên và không nên ăn gì? Xây dựng thực đơn chuẩn chỉnh cho cún con

Sau khi đem chó con về nhà, cách nhanh nhất để bạn có thể làm quen với chung một cách dễ dàng là cho chúng ăn

Lời kết

Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin thú vị và hữu ích về cách giúp chó con làm quen khi mới về nhà. Hy vọng chú chó nhỏ của bạn sẽ sớm thích nghi và trải qua thời gian vui vẻ cùng gia đình chủ nhân. Cảm ơn bạn đã đón đọc, hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo.


Bài viết liên quan

Những mẹo hay nuôi chó lớn nhanh như thổi
Những mẹo hay nuôi chó lớn nhanh như thổi

Là một người bạn đồng hành thân thiết trong cuộc sống con người, sự phát triển và sinh trưởng của chó luôn là một mối quan tâm lớn của người nuôi. Vậy nên, đừng bỏ qua những mẹo vặt này nếu bạn muốn chó nhanh lớn và ít bệnh vặt nhé.

Những cách huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ
Những cách huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ

Có lẽ đối với những người nuôi chó nói chung, chuyện đi vệ sinh của boss luôn là vấn đề đau đầu và nan giải. Vậy nên, hãy cùng tìm hiểu những để cách huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ nhé.

Để lại bình luận