Chó bị nôn mửa: Nguyên nhân do đâu? Xử lý thế nào?

Là một người chăm sóc thú cưng, chắc chắn bạn sẽ luôn lo lắng khi nhìn thấy chó của mình nôn mửa hoặc có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Hơn nữa, việc nôn mửa diễn ra thường xuyên cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của những chú cún cưng.

Trong quá trình chăm sóc những người bạn bốn chân, hẳn là chúng ta đều không tránh khỏi những khi các bạn ấy mắc phải bệnh vặt hoặc các bệnh trạng thông thường. Trong số đó, dù nôn mửa không phải là một bệnh quá nguy hiểm, nhưng chúng ta cũng cần đề phòng. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tình trạng nôn mửa ở chó, nguyên nhân và cách xử lý triệt để. 

Vì sao chó bị nôn mửa? 

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho cún cưng bị nôn. Điều đó có thể bắt nguồn từ thức ăn, từ tốc độ ăn và lượng thức ăn của chúng, từ các vật dụng chúng vô tình nuốt phải, hay thậm chí là từ tình trạng sức khỏe không tốt,...

Có nhiều nguyên nhân gây ra nôn mửa ở chó

Các tình trạng nôn mửa thường gặp ở chó

Nôn mửa được chia làm 2 loại: nôn mửa cấp tính và nôn mửa mãn tính. Mỗi một loại nôn mửa sẽ có những nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng riêng.

Nôn mửa cấp tính

Những nguyên nhân có thể gây ra nôn mửa cấp tính ở chó phải kể đến:

  • Nuốt phải dị vật (rác,...)
  • Ăn phải socola hoặc uống phải chất độc
  • Bệnh: viêm tụy, suy thận, suy gan, sán dạ dày
  • Nhiễm virus
  • Phản ứng với thuốc

Những dấu hiệu trên là một cảnh báo về sức khoẻ của chó. Khi bắt gặp một trong các dấu hiệu ấy, hãy đưa chó cưng của bạn đến thú y để được hỗ trợ chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể. 

Nôn mửa mãn tính

Bên cạnh những lý do trên gây nôn mửa cấp tính, tình trạng nôn mửa kéo dài ở chó còn có thể là do nguyên nhân từ nhiều bệnh khác như: 

  • Tắc nghẽn, viêm nhiễm ruột
  • Ung thư
  • Viêm đại tràng

Vì vậy, khi nhận thấy tình trạng nôn mửa kéo dài ở chó, đi kèm với các tình trạng sau, bạn cần đưa chó đi chữa trị càng sớm càng tốt:

  • Sút cân nặng
  • Kén ăn, lười ăn, lười vận động
  • Sốt kéo dài

Tham khảo thêm: Top 5 căn bệnh thường gặp ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tình trạng nôn mửa ở chó con

Nếu tình trạng nôn mửa ở chó trưởng thành được coi là tương đối nguy hiểm, thì ở chó con lại càng cảnh báo những nguy hiểm tiềm ẩn bên trong. Khi chó sơ sinh đã đạt quá 6 tuần tuổi, lượng miễn dịch được cung cấp từ chó mẹ đã không còn hữu hiệu, mà chúng phải tự xây dựng cho mình một hệ miễn dịch mới từ đây. Trong khoảng thời gian này, nếu không được chích đầy đủ vacxin, chúng có thể mắc các bệnh về ký sinh trùng hoặc virus. Chính vì vậy, khi nhìn thấy chó con nôn mửa, bạn không nên đợi chúng tự khỏi mà cần đưa chúng đến viện thú y gấp. 

Xử lý thế nào khi chó bị nôn?

Khi nhận thấy chó của mình có dấu hiệu nôn mửa, bạn cần thực hiện những việc sau đây để cải thiện sức khoẻ cho các bạn doggo nhà mình

Quan sát các triệu chứng

Trong dịch nôn và các triệu chứng đi kèm sẽ giúp bạn nắm rõ hơn tình hình sức khỏe ở chó. Nếu dịch nôn có màu vàng, có máu, chó mệt mỏi và lười vận động, bạn cần đưa em ấy đi bác sĩ để nhận được sự chẩn đoán kịp thời. 

Cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp chó có sức đề kháng chống lại bệnh tật. Khi bị nôn, bạn không nên cho chó ăn những món có nhiều chất béo và dầu mỡ. Bạn nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, thức ăn nhạt hoặc thức ăn dạng hộp. 

Cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo và dầu mỡ khi chó bị nôn.

Nếu chó bị nôn mửa kéo dài, bạn nên cho chúng ngừng ăn trong khoảng 12 - 24h. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn luôn cung cấp cho chúng đủ nước. Sau khi tình trạng nôn mửa giảm và kết thúc, bạn có thể cho chúng ăn lại bình thường, nhưng cần hạn chế lượng chất béo và dầu mỡ. 

Dùng thuốc chữa trị

Một loại thuốc có thể giúp bạn tự chữa tại nhà hữu hiệu nhất chính là Pepto Bismol. Atropin cũng là thuốc an toàn cho chó nếu chúng đang trong tình trạng nôn mửa, và cực kỳ được tin chọn bởi thuốc ở dạng lỏng. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn một số loại thuốc khác như: Omeprazole, Metoclopramide, Ondansetron,...Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến khích bạn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho chó.

Bạn cũng có thể dùng thuốc để giảm thiểu tình trạng nôn mửa ở chó.

Chăm sóc và quan tâm

Khi chó bệnh, các bạn ấy rất cần nhận được sự quan tâm chăm sóc từ người chủ của mình. Bạn nên chuẩn bị cho em ấy một không gian thoải mái, yên tĩnh, cũng như thường xuyên vuốt ve và an ủi. Điều đó sẽ giúp chó được thư giãn về mặt tinh thần, tạo điều kiện cho cơ thể khoẻ mạnh hơn. 

Khi nào nên đưa chó đến viện thú y?

Nếu bạn thấy tình trạng nôn mửa kéo dài, bạn cần đưa chó đến bác sĩ. Tuy nhiên, có những trường hợp cấp tính hơn cần được xử lý gấp như:

  • Chó bị nôn mửa liền trong 2 tiếng - kéo dài hơn 1 ngày
  • Chó nôn ra máu
  • Nôn và tiêu chảy cùng lúc
  • Bụng chướng bất thường
  • Mất nước nhanh, thở hổn hển, đi đứng không vững
  • Nôn mửa do nghi ngờ nuốt vật thể lạ hoặc chất độc

Chó cần được đưa đến viện thú y gấp nếu mắc phải một trong các trường hợp trên

Cảm ơn bạn đã đọc bài tại beadoggo.com


Bài viết liên quan

Tự tiêm thuốc cho chó tại nhà. Nên hay không?
Tự tiêm thuốc cho chó tại nhà. Nên hay không?

Trong quá trình nuôi thú cưng, hẳn là chúng ta đều không tránh khỏi tình trạng những lần bị ốm. Chính vì vậy, bản thân người chủ cần trang bị cho mình các kiến thức cơ bản trong việc cho chúng uống thuốc hoặc tiêm thuốc khi gặp vấn đề về sức khỏe.

Chó con nên và không nên ăn gì? Xây dựng thực đơn chuẩn chỉnh cho cún con
Chó con nên và không nên ăn gì? Xây dựng thực đơn chuẩn chỉnh cho cún con

Đối với những chú chó con (Từ 2 tháng tuổi), chế độ dinh dưỡng luôn là yếu tố cần được quan tâm và chú trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của chúng

Bình luận