Chó bị động kinh: Nguyên nhân do đâu? Xử lý thế nào?

Bệnh động kinh là một trong những bệnh nguy hiểm ở chó, thường kéo theo nhiều nguy hiểm khác. Vậy nguyên nhân của bệnh động kinh bắt nguồn từ đâu? Điều trị bệnh này như thế nào?

Trong quá trình chăm sóc những người bạn bốn chân, chắc chắn chúng ta không tránh khỏi việc các bạn ấy mắc một số loại bệnh. Và đương nhiên, bất cứ loại bệnh nào cũng sẽ làm cho chúng ta hoang mang và lo lắng, đặc biệt là bệnh động kinh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới bệnh động kinh ở chó và cách điều trị trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân chó bị động kinh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng động kinh ở chó. Trong số đó cũng có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn từ những thói quen hoặc những hoạt động bình thường của chó. 

  • Chó mắc các bệnh về não, bị viêm, nhiễm trùng ảnh hưởng đến thần kinh hoặc chấn thương nặng
  • Chó bị hạ đường huyết
  • Chó bị tiêu chảy nhiều, nôn mửa hoặc sốt quá cao, sốc nhiệt
  • Chó bị nhốt ở nơi quá kín gây ức chế thần kinh

Dấu hiệu chó bị động kinh

Làm thế nào để phát hiện chó của mình bị động kinh? Bạn hãy tham khảo một số dấu hiệu dưới đây để nắm bắt ngay tình hình nhằm đưa ra phương pháp cứu chữa kịp thời nhé! 

  • Chó co giật mạnh, sùi bọt mép, cơn co giật bắt đầu lan rộng lên toàn cơ thể
  • Đồng tử giãn, nằm thẳng cẳng

Bên cạnh đó, khi thấy chó uể oải, kém năng động, bạn cũng nên lưu ý vì rất có thể đó là dấu hiệu từ sớm của tình trạng động kinh. 

Khi đồng tử giãn, chó nằm thẳng cẳng, tình trạng động kinh đã rơi vào mức nguy hiểm.

Chữa trị chó bị động kinh

Khi gặp trường hợp chó bị động kinh, hãy mau chóng đưa chúng tới bác sĩ để được tiến hành chữa trị đúng cách và kịp thời. 

Thường thấy, các bác sĩ thú y sẽ tiêm cho chó thuốc an thần diazepam. Ngoài ra, họ cũng sẽ áp dụng các cách làm giảm thân nhiệt cho chúng. 

Về lâu dài, bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc làm giảm tần suất động kinh ở chó như Midazolam, Valium,...Những loại thuốc này cần phải sử dụng lâu dài nếu chó đã bị co giật thường xuyên. 

Lưu ý

Động kinh là một tình trạng nguy hiểm cấp, nên bạn cũng cần lưu ý một vài điều sau: 

  • Khi chó lên cơn động kinh, hãy nhét giẻ vào miệng để tránh chúng cắn lưỡi
  • Khi cơn cơ giật đã quá 5 phút đi kém với việc tiêu chảy hoặc nôn ra máu, bạn cần đưa đi bác sĩ gấp
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh động kinh đầy đủ
  • Cân nhắc một số giống chó tiềm ẩn nguy cơ động kinh di truyền: Labrador, Golden, Beagle,....

Tiêm vắc xin đầy đủ là điều vô cùng cần thiết để phòng ngừa chó bị động kinh

Lời kết

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về bệnh động kinh ở chó cũng như nguyên nhân và cách chữa trị trong bài viết hôm nay. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp được cho bạn thêm kiến thức hữu ích để hỗ trợ trong nhiều trường hợp cấp bách. Cảm ơn bạn đã tin đọc bài viết của chúng tôi. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau nhé! 


Bài viết liên quan

Chó bị nôn mửa: Nguyên nhân do đâu? Xử lý thế nào?
Chó bị nôn mửa: Nguyên nhân do đâu? Xử lý thế nào?

Là một người chăm sóc thú cưng, chắc chắn bạn sẽ luôn lo lắng khi nhìn thấy chó của mình nôn mửa hoặc có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Hơn nữa, việc nôn mửa diễn ra thường xuyên cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của những chú cún cưng.

Bình luận