Chó cự tuyệt dây xích: Nguyên nhân và top 5 cách khắc phục mà bạn không nên bỏ qua

Chú chó của bạn không chịu đeo dây xích? Chúng cự tuyệt dây xích mọi lúc, mọi nơi, kể cả những khu vực bắt buộc khiến chủ nhân đau đầu không thôi? Tìm hiểu ngay 5 nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục hiệu quả giúp chó quen với dây xích một cách dễ dàng

Bạn đã bao giờ cố gắng đeo dây xích cho cún yêu bằng tất cả sự kiên nhẫn và nhiệt tình nhưng chỉ nhận lại ánh mắt "Tôi thà làm chó hoang còn hơn!" hay chưa? Đây có lẽ là tình trạng mà con sen đã từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Bởi lẽ, những chú chó của chúng ta dù có thể khác nhau về giống loài, ngoại hình hay tính cách nhưng hầu như đều có một điểm chung khiến nhiều chủ nhân điêu đứng: Chúng phản ứng như thể dây xích là hung thần, nhảy dựng lên, gặm đứt, thậm chí lăn đùng ra ăn vạ. Nhưng đừng quá lo lắng, bởi beadoggo sẽ giúp bạn “đàm phán” thành công với những chú doggo trong “thương vụ” dây xích từ việc khám phá nguyên nhân và 5 cách khắc phục siêu hiệu quả ngay trong bài viết sau đây.

Tầm quan trọng của việc đeo xích cho chó mà có thể bạn chưa biết

Bạn biết không, ngoài việc là một món phụ kiện xinh xắn, dây xích còn là công cụ quan trọng giúp bạn vệ chú chó của bạn và những người xung quanh. Bởi lẽ, một chú chó dù ngoan ngoãn đến vẫn có thể bị kích động bởi môi trường, tiếng động lạ hoặc sự xuất hiện của những vật nuôi khác. Khi đó, dây xích giúp bạn kiểm soát hành vi của chúng, tránh chạy rông gây nguy hiểm hoặc thất lạc.

Hơn hết, dây xích còn là một công cụ hữu ích giúp rèn luyện kỷ luật và tạo thói quen tốt cho chó khi ra ngoài. Những bé cún được chủ nhân tạo điều kiện cho làm quen với dây xích từ sớm bình tĩnh, tự tin hơn, ít hoảng sợ hay phản ứng tiêu cực khi đi dạo. Điều này không chỉ giúp chuyến đi của hai bạn vui vẻ và thoải mái hơn mà còn bảo vệ an toàn cho cả cún cưng và những người xung quanh. Điều này cũng giúp bạn tránh khỏi những rắc rối không đáng có ở những khu vực mà việc không đeo dây xích khi dắt chó ra ngoài có thể vi phạm quy định.

chú chó ngậm dây xích nằm trên thảmDây xích là công cụ quan trọng giúp bạn vệ chú chó của bạn và những người xung quanh

Những nguyên nhân khiến chó cự tuyệt dây xích

Sau khi hiểu rõ tầm quan trọng của dây xích, liệu bạn có hào hứng dắt cún đi dạo nhưng vừa cầm dây lên, boss đã lăn ra ăn vạ không? Đừng vội trách bé ương bướng, bởi sự cự tuyệt này có thể đến từ nhiều nguyên do, từ tâm lý, thói quen hoặc trải nghiệm không mấy dễ chịu trước đó. Hãy cùng beadoggo khám phá những nguyên nhân phổ biến ấy ngay sau đây bạn nhé.

Không được làm quen với dây xích từ nhỏ

Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản và hàng đầu dẫn đến việc chó cự tuyệt dây xích mà có lẽ nhiều chủ nhân đã vô tình bỏ qua. Bởi lẽ, việc được làm quen với xích từ nhỏ giúp chú chó của chúng ta cảm thấy an toàn, thoải mái và hợp tác mỗi khi ra ngoài. Và ngược lại, đối với những chú chó chưa từng tiếp xúc với dây xích hoặc chỉ được đeo một cách đột ngột mà không có sự làm quen dần dần, chúng hầu như đều cảm thấy sợ hãi, khó chịu và phản ứng tiêu cực ngay từ lần đầu tiên.

Hãy nhớ rằng, chó là loài động vật thông minh, có trí nhớ tốt và rất đề cao trải nghiệm ban đầu. Chính vì thế, thay vì đột ngột đeo dây xích và kéo đi dạo, beadoggo khuyên bạn nên rèn luyện thói quen này ngay từ khi cún yêu còn với sự kiên nhẫn, nghiêm khắc vừa đủ cũng như một cơ chế thưởng phạt phân minh cho đến khi doggo của bạn chấp nhận dây xích như một phần bình thường trong cuộc sống.

Sự khó chịu do loại dây xích không phù hợp gây ra

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ tâm lý của cún, chất lượng dây xích cũng là một phần quan trọng trong việc hình thành nên thói quen cự tuyệt dây xích ở một chú chó. Ví như việc dây quá nặng, quá chật hoặc chất liệu cứng gây cọ xát, chúng sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu và tìm cách loại bỏ xích bằng mọi cách như một phản ứng tất yếu.

Nghiêm trọng hơn, những loại dây xích kém chất lượng hoặc không phù hợp với kích thước của chó có thể gây áp lực lớn lên khí quản, khiến cún khó thở hoặc thậm chí gây tổn thương da. Điều này không chỉ khiến boss sợ hãi mà còn hình thành ác cảm với dây xích về lâu dài. Vì vậy, việc lựa chọn một chiếc dây xích phù hợp, vừa vặn và thoải mái là bước cực kỳ quan trọng nhằm giúp chú chó của bạn dễ dàng làm quen, cảm thấy an toàn và chung sống hòa thuận với dây xích về sau.

hình ảnh chú chó đeo dây chạy bộ cùng chủ trên bãi cỏChất lượng dây xích cũng là một phần quan trọng trong việc hình thành nên thói quen cự tuyệt dây xích ở một chú chó

Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ

Giống như chúng tôi đã đề cập, chó có trí nhớ tốt, đặc biệt với những thương tổn và ký ức tiêu cực. Nếu từng bị giật mạnh xích, kéo lê hay đe dọa khi chưa sẵn sàng để chấp nhận dây, chú ta sẽ tự nhiên hình thành phản xạ chống đối món đồ này như một cách để bảo vệ chính mình. Bên cạnh đó, những chú chó bị chủ trừng phạt bằng xây xích hoặc sử dụng dây xích để giam cầm chúng cũng sẽ xem món đồ này như kẻ thù mà luôn phản ứng tiêu cực dù không ở trong tình cảnh cũ.

Bản năng ưa tự do

Đôi khi, việc chó cự tuyệt dây xích còn xuất phát từ bản năng giống loài. Ví dụ một số giống chó săn, chó lao động như Husky, Border Collie hay Beagle, vốn có tính cách năng động, ưa tự do và khám phá. 

Chúng không quen với việc bị kiểm soát, giam cầm, nên khi được đeo dây xích, phản ứng tất yếu sẽ là phản kháng và chống đối. Nhưng đừng quá lo lắng, bởi nếu chú chó của bạn thuộc vào trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng những phương pháp huấn luyện tích cực cùng sự kiên nhẫn và yêu thương. Và bạn cũng có thể tham khảo qua cẩm nang “Hướng dẫn cách dậy chó siêu ngoan không dùng đòn roi” mà beadoggo từng đăng tải để trang bị thêm cho mình “kiến thức”, “kinh nghiệm” và “trải nghiệm” nhé.

hình ảnh chú chó husky và alaska trên bãi tuyết trắngMột số dòng chó săn, chó lao động như Husky, Border Collie hay Beagle, vốn có tính cách năng động, ưa tự do và khám phá

Chưa được huấn luyện đúng cách

Rất nhiều chủ nhân cho rằng chó sẽ tự nhiên chấp nhận dây xích mà không cần huấn luyện. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu không được chủ nhân hướng dẫn, đồng hành và giúp đỡ ngay từ những ngày đầu làm quen với dây xích, cún có thể cảm thấy lạ lẫm, khó chịu và chống đối khi bị đeo xích.

Bên cạnh đó, còn có trường hợp một số chủ nhân chọn cách tiêu cực để ép chó chấp nhận dây xích như cưỡng chế, kéo lê, dọa nạt,.. Điều này không những không khiến chó chấp nhận dây xích mà còn tạo cơ hội cho tâm lý phản kháng phát triển mạnh mẽ, khiến chúng xem dây xích như kẻ thù, như một công cụ trừng phạt thay vì công cụ bảo vệ an toàn cho chính mình và mọi người xung quanh.

Top 5 cách khắc phục tình trạng chó cự tuyệt dây xích hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua

Sau khi đã cùng nhau điểm qua những nguyên do khiến cún yêu “nổi đóa” mỗi khi nhìn thấy dây xích, đây có lẽ là phần mà độc giả của beadoggo mong chờ nhất. Làm thế nào để boss chịu hợp tác và thoải mái đeo dây xích mà không biến mọi cuộc đi dạo thành một cuộc chiến căng thẳng? Dưới đây là 5 cách khắc phục cực kỳ hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

Làm quen dần với dây xích

Nếu như một phần nguyên nhân của việc chó cự tuyệt dây xích là vì chúng không được làm quen với dây xích từ ban đầu thì một trong những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất chính là để chúng từ từ làm quen với vật dụng này. Hãy để chú chó của bạn ngửi, cắn thậm chí là nghịch dây xích trước khi đeo lên người chú như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng dây xích không phải là mối đe dọa mà chỉ là một đồ vật bình thường, một món đồ bảo vệ an toàn cho chú mỗi khi ra ngoài.

Thêm một mẹo nữa là bạn nên ưu tiên tập đeo dây xích vào những lúc tâm trạng cún thoải mái và vui vẻ, chẳng hạn như khi chúng vừa được thưởng một món ăn ngon hoặc sau khi chơi đùa cùng chủ nhân. Việc tạo ra cảm giác tích cực ngay từ đầu như thế sẽ giúp chó dần dần chấp nhận dây xích mà không cảm thấy bị ép buộc hay đe dọa. Và đừng quên dành cho chú những cái vuốt ve, những lời khen ngợi hoặc đồ ăn vặt yêu thích để khuyến khích hành vi tích cực bạn nhé.

hình ảnh chú chó đeo dây xích ngoan ngoãn ngồi nghe chủ dậyViệc tạo ra cảm giác tích cực ngay từ đầu như thế sẽ giúp chó dần dần chấp nhận dây xích

Chọn loại dây xích phù hợp

Chọn đúng loại dây xích phù hợp với cún cưng cũng là một trong những bước quan trọng giúp chủ nhân khắc phục tình trạng chó cự tuyệt dây xích. Bởi, mỗi chú chó có đặc điểm cơ thể, kích thước và mức độ nhạy cảm khác nhau, vì vậy việc chọn một chiếc dây xích phù hợp là điều vô cùng cần thiết.

Ở mục này, chúng tôi khuyên bạn nên ưu tiên lựa chọn loại dây xích nhẹ, mềm mại và không gây kích ứng da - Những loại dây làm từ chất liệu vải bền, da mềm hoặc nhựa cao cấp,.. Chúng thường không gây kích ứng, khó chịu và mang đến trải nghiệm tốt cho cún yêu khi sử dụng. Bên cạnh đó, kích thước dây xích cũng cần được quan tâm và điều chỉnh sao cho phù hợp. Nếu dây xích quá chật, chú chó của bạn sẽ cảm thấy đau đớn, khó thở hoặc thậm chí làm tổn thương da. Còn nếu dây xích quá rộng, bạn lại rất khó để kiểm soát thú cưng. Tốt nhất, hãy lựa chọn loại xích có thể điều chỉnh kích thước linh hoạt.

hình ảnh chú chó được chủ đeo dây xích dắt đi dạo vui vẻChọn đúng loại dây xích phù hợp với cún cưng là một trong những điều vô cùng quan trọng

Sử dụng phần thưởng để “hối lộ”

Bạn đã nghe câu “Vật chất quyết định ý thức” bao giờ chưa nào? Để cún yêu dễ dàng chấp nhận dây xích, bạn có thể sử dụng một loại vũ khí đơn giản mà hiệu quả không tưởng mang tên “phần thưởng” - Một trong những phương pháp huấn luyện tích cực được nhiều chuyên gia áp dụng. Vì một lẽ, không có chú chó nào trên đời này cự tuyệt những phần thưởng hấp dẫn như đồ ăn yêu thích, đồ chơi hoặc thậm chí là những lời khen ngợi từ chủ nhân.

Vậy nên, khi bắt đầu tập cho doggo sử dụng dây xích, hãy chuẩn bị sẵn vài món ăn vặt mà chúng yêu thích. Mỗi khi chó chịu hợp tác, hoặc đơn giản chỉ cần đứng yên khi bạn đeo dây xích, hãy lập tức thưởng cho chúng kèm theo một lời khen vui vẻ và đáng yêu “Giỏi lắm!” hoặc “Ngoan quá!”. Điều này sẽ góp phần giúp chó chấp nhận việc đeo dây xích với thái độ và cái nhìn tích cực hơn bao giờ.

hình ảnh chú chó ngồi trước 1 đống thức ăn liếm mép thèm thuồngMỗi khi chó chịu hợp tác hoặc chỉ cần đứng yên khi bạn đeo dây xích, hãy lập tức thưởng cho chúng

Tránh bạo lực và tạo trải nghiệm tích cực

Như chúng ta tìm hiểu, một trong những sai lầm khi huấn luyện chó đeo dây xích là sử dụng vũ lực hoặc ép buộc, tạo ra những cảm xúc tiêu cực của cún yêu với dây xích, khiến cho chúng cảm thấy sợ hãi và ngày càng phản ứng mạnh mẽ hơn. Vì thế, tránh bạo lực và tạo trải nghiệm tích cực cũng là một trong những biện pháp khắc phục vô cùng hiệu quả mà chủ nhân cần áp dụng.

Thay vì sử dụng vũ lực hay quát mắng, bạn nên giúp cún làm quen với dây xích trong những khoảnh khắc vui vẻ như giờ chơi, khi được vuốt ve hoặc trong lúc ăn. Điều này giúp chúng gắn liền dây xích với cảm xúc tích cực thay vì sự ràng buộc. Nếu cún có biểu hiện sợ hãi hoặc khó chịu, đừng ép buộc mà hãy kiên nhẫn thử lại vào lúc khác, đồng thời khen ngợi hoặc thưởng đồ ăn khi chúng hợp tác.

Và khi đã đeo dây xích thành công, bạn nên dành thời gian dẫn chó đi dạo hoặc tham gia các trò chơi vận động ngoài trời. Đây là cơ hội tuyệt vời để cún cưng cảm thấy vui vẻ, năng động và tích cực hơn trong quá trình tập luyện, biến những lần đeo dây xích tiếp theo trở thành hành trình thú vị mà chó mong muốn được tham gia.

hình ảnh chú chó con poodle trắng tinh ngồi ngoan đáng yêuThay vì sử dụng vũ lực hay quát mắng, bạn nên giúp cún làm quen với dây xích trong những khoảnh khắc vui vẻ

Huấn luyện theo từng bước nhỏ

Huấn luyện là một phần không thể thiếu trong quá trình nuôi dưỡng một chú chó nhằm giúp chúng thích nghi tốt hơn với đời sống và nề nếp của con người, việc đeo dây xích cũng là một phần trong số đó. Thay vì cố gắng ép buộc chó đeo dây xích ngay từ lần đầu tiên, bạn nên bắt đầu từ những bước nhỏ, dễ chịu và dần tăng mức độ.

Hãy bắt đầu bằng việc tập cho chú đeo xích khi ở nhà, bạn không cần phải kiểm soát mà chỉ đơn giản là đeo xích sau đó để chó thoải mái hoạt động theo ý thích. Mục đích của việc này chính là giúp chú thích nghi với dây xích một cách thoải mái nhất. Nếu thấy chó có dấu hiệu khó chịu, hãy nhẹ nhàng tháo ra và đeo lại cho cún vào một thời điểm khác. Quá trình này cần được kiên nhẫn lặp đi lặp mỗi ngày và tăng dần thời gian đeo dây khi chó đã bắt đầu quen dần.

Sau đó, bạn hãy tăng cấp độ bằng cách đeo xích và dắt chúng đi bộ quanh những khu vực quen thuộc như sân vườn hoặc hành lang để giúp chó học cách đi dạo với dây xích mà không cảm thấy sợ hãi hay bị ép buộc. Cũng đừng quên khen ngợi và thưởng phạt xứng đáng để tạo động lực cho cún yêu nhé. Cuối cùng, beadoggo muốn nhắc bạn rằng, mỗi chú chó đều có tốc độ học tập khác nhau, vì vậy hãy kiên nhẫn và dịu dàng để giúp chúng cảm thấy thoải mái và an tâm khi đeo dây xích.

hình ảnh chú chó poodle đang được chủ dậy tập ngồi trên bãi cỏMỗi chú chó đều có tốc độ học tập khác nhau, hãy kiên nhẫn và dịu dàng để giúp chúng cảm thấy thoải mái

Lời kết

Thông qua bài viết này, beadoggo hy vọng sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề “chó cự tuyệt dây xích” từ nguyên nhân cho đến những biện pháp khắc phục hiệu quả. Bạn thân mến, mỗi chú chó đều có tính cách và cảm nhận riêng, vì vậy quá trình làm quen với dây xích bao giờ cũng là một hành trình dài và nhiều thử thách, đòi hỏi sự kiên nhẫn, thấu hiểu và rất nhiều tình yêu thương. Vì vậy, hãy áp dụng những phương pháp mà chúng tôi đã chia sẻ cũng như khích lệ cún yêu bằng sự nhẹ nhàng, tích cực để hành trình chấp nhận dây xích của chúng trở nên ý nghĩa và tốt đẹp bạn nhé. Cảm ơn bạn đã đón đọc, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.


Bài viết liên quan

Huấn luyện chó ngủ đúng chỗ. Việc tưởng chừng khó nhưng thực ra rất đơn giản.
Huấn luyện chó ngủ đúng chỗ. Việc tưởng chừng khó nhưng thực ra rất đơn giản.

Bạn có bao giờ có ý định muốn quy hoạch cho chú chó cưng của mình ngủ đúng vị trí mà bạn đã sắp xếp cho chúng. Hãy cùng tìm hiểu cách để huấn luyện chó ngủ đúng chỗ tại đây nhé.

Cách huấn luyện chó nhớ tên cực nhanh
Cách huấn luyện chó nhớ tên cực nhanh

Đặt tên cho chó là phương tiện để chủ nuôi kết nối với thú cưng của mình một cách tốt hơn. Làm thế nào để chó biết tên của mình và phản ứng khi được gọi tên?

Bình luận